Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Ngăn chặn backlinks bẩn từ các site kém chất lượng hay site bị phạt

1. Việc đầu tiên bạn phải check backlinks

- Check backlinks bằng google webmaster tools

Bạn chỉ cần vào webmaster tools sau đó vào Lưu lượng tìm kiếm/Các trang web liên kết tới trang web của ban: là có thể xem được các backlinks về trang mình.


Xem backlinks

Công cụ này liệt kê tất cả các site đã liên kết với bạn. đôi khi links đó không còn nhưng nó vẫn báo. Vấn đề ở đây là bạn cần truy cập các site xem các web đó có chất lượng hay không để chặn liên kế từ web đó.

Bạn cũng có thể tải các tên miền và url đã liên kết với bạn về máy bằng cách tải xuống thêm liên kết mẫu

2. Sử dụng ahrefs.com để check backlinks


Dùng ahrefs.com check backlinks

Bạn chỉ cần vào ahref.com và điển tên miên hoặc url bạn muốn check là được.

Bạn có thể clink vào dấu + để biết anchor text và url liên kết

Nhưng theo mình thì đã có google webmaster tools rồi thì bạn không cần check bằng ahrefs.com nữa và webmaster tools hiện nay cập nhật backlinks rất nhanh.

Ahref.com chủ yêu dùng để bạn check backlinks của đối thủ. tuy cập nhật links trên ahrefs khá chậm nhưng cũng rất chính xác nếu bạn chịu đầu tư 75$/tháng. còn free thì hạn chế hơn

3. Sử dụng google disavow tools

truy cập vào đường link: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main

Chọn tên miền dể chặn

Sau khi truy cập đường link bạn chọn tên miền muốn chặn. Thừng trên một tài khoản webmaster tools có nhiều tên miền, Bạn cần chọn tên miền để chặn tránh sự nhầm lẫn.

Tiếp đó bạn phải tạo danh sach domain hay url cần chặn.

bạn mở notepad copy tất cả url muốn chặn vào

http://domain.com/2013/09/huong-dan-su-dung-google-webmaster.html

đối với domain sẽ có dạng

domain:domain.com

sau đó lưu với tên bất kỳ và tải lên google disavow


Tải tệp tin lên

Như vậy là bạn đã chặn thành công các tên miền và url xấu việc tiếp theo là chờ đợi google cập nhât việc này phải mất khoảng vài ngày thậm chí vài tuần.

Cách xử lý khi website bị tụt hạng từ khóa

1. Tụt hạng một vài từ khóa thậm chí biến mất một vài từ khóa đang trên top

Theo mình được biết có nhiều website nhất là thời gian gần đây bị tụt hạng chỉ một vài từ khóa các từ còn lại vẫn dữ nguyên vị trí. Có site còn không thể xuất hiện từ khóa chứa cụm từ bị biến mất nhưng các từ khóa khác vẫn còn.

Nguyên nhân :

- Do thời gian gần đây google cập nhật penguin 2.1 chống links spam một cách kịch liệt và các links spam chứa anchor text thì từ khóa trong anchor text sẽ biến mất. Đây là một lỗi có thể xử lý một cách dễ dàng

- Do mất lượng backlinks chứa anchor text từ khóa đổ về trang web của bạn bị mất

Cách xử lý:

- Nếu do penguin 2.1 gấy ra bạn chỉ cần vào google webmaster tools check các domain có backlinks đổ về web cái nào không phải do bạn đặt mà có nhiều links đổ về site của bạn bạn hãy truy cập vào site đó kiểm tra xem alexa rank của nó nếu quá cao thì từ chối liên kết với các domain kém chất lượng đó là được.

Nếu chưa biết cách chặn backlinks xấu bạn có thể tham khảo bài viết này : cách chặn backlinks xấu

Chú ý đa số các trang lượng index lơn mà chỉ số alexa cũng lớn đa phần bị google đánh giá thấp link từ đó về chất lượng rất kém. để xem được cả hai chỉ số index và alexa rank bạn cần cài add-on SeoQuake trên firefox. Nếu bạn chưa dùng bao giờ có thể xem cach cài đặt và hướng dẫn sử dụng add-on SeoQuake tại đây : Các add-on firefox hỗ trợ cho seo)

- Nếu mất link bạn nên dùng ahref.com để check nó sẽ báo cho bạn lượng links mất chuẩn hơn webmaster tools. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch phát triển backlinks cho từ khóa về vị trí sớm nhất.

2.  Tất cả các từ khóa đều tụt hạng nhưng không nhiều

- Nguyên nhân đa phần là do backlinks của bạn về trang chủ bị giảm làm ảnh hưởng tới các trang khác và làm cho tất cả các từ khóa giảm hạng.

-Khắc phục: kiểm tra backlink bằng ahref.com xem backlinks ở đâu mất, hoặc bạn tự check thủ công rồi bơm thêm links

3. Các từ khóa biến mất khỏi google

- Nhẹ là các từ khóa mất hết còn vài từ kém cạnh tranh và tên miền google vẫn tìm thấy.

- Nặng thì tất cả bay khỏi google

- Nguyên nhân đa phần là dính thuật toán panda và penguin nặng

+ Với panda thường bị dính nhất là do thời lượng trung bình khác ở lại site quá thấp cái này có thể bạn bị người ddos làm truy cập tăng đột biến mà thời gian trung bình khách ở lại giảm xuống vài giây. Cái này mình từng bị (bạn có thể xem thẩm họa của việc bị ddos nhẹ thôi nhưng cực nguy hiểm tại hình bên dưới)

+ Với cả panda và penguin nặng đa phần do site của bạn bị ddos quá nặng hay bạn spam links một cách vô tội vạ




- Khắc phục

+ Trường hợp nhẹ: Bạn nên kiểm tra links và từ chối liên kết với các site kém chất lượng như mục 1 ở trên
Phát hiện ra ddos sớm để hạn chế sự ảnh hưởng của nó

Check links out xem nếu lượng links out qua nhiều cũng ảnh hưởng tới site của bạn. cần gỡ bỏ và quan trọng là xem có links ẩn không nếu có thì gỡ ngay còn kịp

Việc còn lại là xây dựng nội dung và đi links thong thả rồi chờ đợi google tha tội

+ Trường hợp nặng: Hết thuốc cứu chữa. Bạn làm tất cả các bước trên và đợi chờ thôi. Nếu google không tha thì bạn kiếm một tên miền khác và xây dựng lại site bạn nhé

Hướng dẫn SEO một website lên TOP đơn giản nhất

1. SEO một website bất kỳ với một đến hai từ khóa

Khi bạn SEO cho một mảng kinh doanh nào đó chỉ cản SEO một đến hai từ khóa trên site thì bạn nên SEO cho một trang là trang chủ hoặc trang con nào đó nhưng tốt nhất làm SEO các từ đó cho trang chủ vì trang chu của site thường mạnh nhất.

- On-page cho trang chủ:

+ Trước tiên kiểm tra tốc độ load và dung lượng trang chủ của bạn. Vấn để này thật đơn giản bạn chỉ cần truy cập váo site http://tools.pingdom.com/fpt/ sau đó điền tên miền của bạn vào đó rồi enter



Điền tên miền vào và test

Ở trên là các thông số về chấm điểm và thời gian load cùng với dung lượng site chúng ta hay để ý đến dung lượng site của tôi là 2 m cho toàn site và thời gian load trung bình 4,67s

Khi bạn test hãy kéo xuống dưới để xem tất cả dung lương cho từng trang, từng bức ảnh nhé:


Dung lượng những gì trên site của bạn

+ Title trang chủ:

Title trang chủ nhất thiết phải có các từ khóa của bạn ở đó, các từ khóa cách nhau băng dấu "," hay dấu "|" cũng được. ví dụ: Công ty bảo vệ | Dịch vụ bảo vệ....( seo cho hai từ khóa công ty bảo vệ và dịch vụ bảo vệ)

+ Meta description

Thẻ này bạn cũng phải có các từ khóa trong đó chỉ cần xuất hiện một đến hai lần: ví dụ: Công ty bảo vệ thái dương chúng tôi là công ty hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bảo vệ kho tàng, bảo vệ công ty...

+ Các ảnh và banner: Ảnh và banner trên trang chủ nên đê alt và title ảnh là title trang chủ. Nhất là logo có găn links trên đầu trang.

+ Kiểm soát link out cho các trang con và ra ngoài:

Trang chủ lên nhanh nhất bạn nên hạn chê links out ra các trang con hạn chế lượng modun ít nhất có thể

+ Tối ưu các thẻ H1,H2,H3...

H1 cần chứa các từ khóa, các thẻ h2 lá các bài mới trên trang chủ hoạch đọa text, h3 nên là các modun  như vậy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tốt cho SEO

+ Bôi đậm các từ có trong từ khóa

+ Phát triển site cũng là cách tạo links nội hỗ trợ tốt cho trang chủ: Bạn chỉ cần viết nhiều bà viết là sẽ tạo được các links hỗ trợ cho việc seo trang chủ. Nhưng bạn nên đầu tư cho chất lượng bài viết nhé. Các bài cũng on-page nhử bình thường

+ Kiểm tra lỗi trong webmaster tools các lỗi trùng lặp, lỗi phân trang.

 - SEO off-page cho trang chủ:

Bạn chỉ cần seo off-page như hướng dẫn ở bài SEO offpage 

2. SEO cho toàn site:

Việt seo nhiều từ khóa cho hoạt động kinh doanh lớn thật sự rất vất vả. bạn phải seo vô số các từ khóa, khó có dễ có.

- Việc đầu tiên phát triển web: Công việc này chính là viết bài, viết bài và viết bài các bạn chú ý onpage cho thật tốt như các bài hướng dẫn onpage được mình nhắc đi nhắc lại ở mục tự học seo online này

- Với các từ khóa dễ và dài thì bạn chỉ cần viết bài chờ google index là lên top

- Với các từ khóa ngắn khó thì việc seo như seo trang chủ ở trên

3. Kết luận:

SEO và phát triển web là công việc rất vất vả và đòi hỏi sự cần cù của bạn, onpage cẩn thận và chăm chỉ đi links bạn sẽ thấy được kết quả rất bất ngờ.

SEO off-page cơ bản

1. Hướng dẫn dùng google +

- Tạo một gmail việc này chắc đơn giản với các bạn

- Thêm ảnh vào tiểu sử: chỉ cần tải ảnh lên thôi

- Kế tiếp click vào biểu tượng avatar của bạn vừa tạo trên góc phải của trình duyệt và chọn xem tiểu sử

- Bước tiếp là mời bạn bè phần này bạn mời bạn bè trên yahoo và hotmail nếu có và bạn nhấn tiếp tục

- Phần theo dõi người và trang thú vị: chọn theo dõi một lĩnh vực mà bạn thích và tiếp tục

- Phần Luôn cập nhật hình ảnh của bạn:

Phần này bạn điền các thông tin bên dưới là hoàn tất cài đặt thông tin cho google +


Điền các thông tin và hoàn tất

- Việc tiếp theo là bạn phát triển cộng đồng:

Trước tiên là thêm nhiều bạn: bạn hãy thêm bạn bè càng nhiều càng tốt.

Thứ hai là bạn nên tham gia các công đồng mà site của bạn sẽ viết về lĩnh vực đó

Ví dụ bạn viết về SEO thì tìm kiếm cộng đồng seo để chia sẻ kinh nghiệm và kiếm traffic cũng như những backlink.

+ Chọn Trang chủ/ Cộng đồng để vào giao diện cộng đồng:


Vào cộng đồng để tìm kiếm cộng đồng liên quan

Trong giao diện cộng đồng bạn tìm kiếm các cộng đông mà mình muốn tham gia:

và chọn Cộng đồng để hiện tất cả các cộng đông liên quan đến từ khóa tìm kiếm:


Chọn Cộng đồng để hiện ra các kết quả tìm kiếm là cộng đồng

Trong hộp tìm kiếm có liệt kê tất cả các cộng đông liên quan đến từ khóa tìm kiếm " Cộng đồng seo" và có cả số lượng thành viên. bạn hãy tham ra các cộng đồn có số lượng thành viện đông và hoạt động sôi nổi
- Sau khi tham ra cộng đông bạn có thể đưa bài viết của site mình lên cộng đồng đó.

+ Bạn cũng có thể tạo cộng đồng google + cho riêng site của bạn nếu bạn tự tin có thể phát triển được cộng đồng lớn mạnh bằng cách Click vào Trang chủ/Cộng đồng và chọn tạo cộng đồng

 Và như vậy việc tạo các backlinks và kiếm traffic của bạn trên google + đã hoàn tất. Đây là cách tạo hoàn toàn thủ công, hướng dẫn cho người mới học làm quen với google +.

2. Trên facebook:

Có lẽ ai cũng có tài khoản face của mình các phát tán các bài đăng trên face , các nhó và các fanpage rất đơn giản. bạn chỉ cần copy đương links lên và viết một vài dòng giới thiệu là xong.

Trên face bạn cũng lên tham ra các fanpage cùng chủ đề và lượng theo dõi  trang lớn để hoạt động.

Nếu bạn tự tin phát triển cộng đồng thì có thể tự tạo fanpage cho site của mình trên face để chia sẻ sản phâm hay các bài viết, thông tin bổ ích.

3. Tìm kiếm diễn đàn chất lượng:

- Ngày xửa ngày xưa khi mà google vẫn cho cạc spam links thì việc sử dụng các phần mềm post bài tràn nan trên hàng ngàn diễn đàn trong một ngày và có thể tạo ra hàng ngàn backlinks mỗi ngày và chẳng cần quan trọng chất lượng các links đó. Giờ đây việc làm này đã được google sử lý băng thuật toán penguin ( chim cánh cụt)

- Vậy nên việc bạn tìm kiếm các diễn đàn có chất lượng để hoạt động là công việc rất quan trọng. Bạn chỉ cần hoạt động tích cực trên 5 đến 10 diên đàn chất lượng là đủ rồi.

- Cách đơn giản nhất để tìm các diễn đàn có chất lượng chính là search google trên firefox có cài seoQuaKe.
Bạn có thể tìm kiếm các diễn đàn cùng lĩnh vực với site là tốt nhất. Nhưng đôi khi ở một số lĩnh vực gần như không có diễn đàn chất lượng về lĩnh vực đó.

- Cách tìm diễn đàn:

Mở firefox có cài add-on seoquake bạn truy cập google.com.vn để tìm kiếm diễn đàn.

ví dụ: tìm kiếm diễn đàn seo với từ khóa : diễn dàn seo. forum seo....

Kết quả tìm kiếm hiện ra có rất nhiều diễn đàn và trên thanh seoquake sẽ báo các chỉ số như pr(page rank), i(google index), a (alexa) ... nhưng chúng ta chỉ nên quan tam hai yếu tố pr và alexa

+ Với các diễn đàn có pr >= 3( chỉ số đánh giá mức độ liên kết giữa các site) là có thể hoạt động được. Nhưng hiện tại pr đã không được update nên chỉ số này không còn uy tín như trước. bạn nên quan tâm đến chỉ số alexa

+ Với các diễn đàn có chỉ số a<=100k  (alexa toàn cầu có hiện trên thanh seoquake toolbar) alexa là chỉ số xếp hạng site dựa theo lượng truy cập vào site của bạn chỉ số này cang thấp thì có nghĩa site của bạn có lượng truy cập đông đảo.

Chỉ số alexa tuy không phải là chỉ số chính xác nhưng về ước lượng bạn cũng nên sử dụng chỉ số này để đánh giá


Các diễn đàn có chỉ số alexa thấp bạn nên tham gia

4. Cách hoạt động trên diễn đàn:

- Khi tìm được các diễn đàn chất lượng bạn hay đăng ký tài khoản và lưu chúng vào bản exc hay word đề phòng bạn quên chúng.

- Hoạt động trên diễn đàn cần chú ý :

+ Chú ý đến nội quy của diễn đàn: bạn trước khi tham gia cần hiểu rõ nội quy nếu không bạn sẽ bị phạt hay bị xóa tài khoản như vậy sẽ rất mất công

+ Nên hoạt động trên các diễn đàn cho đặt chữ ký để gắn links, đa phần bạn cần hoạt động tốt với số bài viết lơn mới có thể đặt chữ ký, bạn nên lỗ lực hoạt động. Chứ ký chính là anchor text để đặt links về. Bạn seo tư khóa nào thì đặt link về bằng từ khóa đó trên chữ ký.

+ Comment cần chú ý không nên comment tại các chủ đề đã có đông người comment, quá nhiều links trên một chủ đề links của bạn sẽ không có chất lượng. Comment cần có ý nghĩa đóng góp và chia sẻ tránh bị xóa acc

+ Nên chú ý post bài đúng box nếu nêu không muốn bị xóa bài và xóa acc.

5. Web vệ tinh

Web vệ tinh chính là các website để bạn có thể đặt link từ đó về.

Đa phần các site lơn đều có site vệ tinh bạn cũng có thể tự tạo site vệ tinh miễn phí bằng blog như blogspot, blog wordpress....

Bạn có thể viết site vệ tinh về bất cứ thứ gì bạn biết miễn nó có ích cho người dùng. và có lượng truy cập tìm ổn là được.

Trên internet đã có rất nhiều bài viết về vấn đề các mô hình site vệ tinh và vấn đề này mình sẽ viết sau khi hoàn thành chuyên mục tự học seo onlie này.

SEO on-page cơ bản

1. Trên trang chủ:

Có rất nhiều site chỉ hướng tới cung cấp một loại dịch vụ nào đó thì viêc SEO trang chủ cho một nhóm các từ khóa là chủ yêu. Các trang khác trên site chỉ mang tính chất diễn dải, diều hướng links cho trang chủ và làm cho site có nội dung phong phú.

On-page trên trang chủ:

- Title là các từ khóa cần seo: ví dụ: công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ thường có title như sau: Dịch vụ bảo vệ | Cồng ty bảo vệ | Công ty bảo vệ ...

Title nên dưới 70 ký tự. và có thể dùng dấu | để ngăn giữa các từ khóa hay dùng dấu , cũng được.

- Sau title là kiểu url: tại trang chủ url chính là domain của bạn nhưng các trang con nên để domain dạng domain.com/thu-muc/c-a-b.html. kiểu url thế này rất dễ nhìn cho người xem cũng như là dạng url mà google rất thích.

- Sau url thứ ta cần quan tâm là thẻ meta discription:

Thẻ discription là thẻ mô tả trang của bạn, và nó có độ dài tối đa là 156 ký tự. trong thẻ này các từ khóa cũng nên được nhắc lại. ví dụ: Dịch vụ bảo vê uy tin chất lượng tại công ty bảo vệ hàng đầu việt nam......

- Các ảnh trên trang chủ đều phải có thẻ alt: đặc biệt logo (thường được gắn links về trang chủ) trên cùng của trang chủ nên chứa thẻ alt có chứa từ khóa: Alt của ảnh có gắn links nó cũng tương đương với text links nó sẽ chạy xuyên suốt web của bạn nên trang chủ sẽ có lượng links điều hướng từ các trang khác về với text links là thẻ alt của logo. Trang chủ sẽ mạnh hơn với từ khóa trong alt đó.

- Các thẻ h1,h2,h3...

Theo tôi thẻ H1 chính là tiêu đề của trang chủ, h2 là tiêu đề các bài mới viết trên trang chủ (các bài viết mới nên để khaongr 5 bài như vậy là đẹp mắt nhất) và các h3 là các modun trên trang chủ. Đó là theo ý kiến của riêng tôi khi seo từ khóa cho trang chủ.

 Nếu on-page trang chủ theo kiểu này thì càng viết nhiều bài trang chủ của bạn càng mạnh

on-page trên trang chủ hay toàn bộ trang web cũng cần kiểm tra em đã tối ưu www và no-www hay chưa
và có bao nhiêu tên miền trỏ vào site của bạn.

+ Web có nhiều tên miền bạn nên chuyển hướng về một tên miền bằng cách:

chuyển hướng 301 trên host của bạn về 1 domain: vào control panel chọn Redirects và chuyển tất cả domain về một domain như hình:


Chuyển hướng tất cả các domain về một domain

Sau khi chuyển hướng bạn gõ các domain trỏ về host sẽ đề ra một địa chỉ.

Để google biết được các domain đều là của bạn và bạn chỉ dùng một domain thì bạn cần báo cho google điều này:

Để khai báo chuyển hướng domain bạn cần add tất cả domain vào một tài khoản webmaster tools
Vào webmaster của domain muốn chuyển hướng chọn "thay đổi địa chỉ" để chuyển đến domain khac như hình


Chọn thay đổi địa chỉ web

Sau đó bạn chọn domain để chuyển sang như hình dưới là xong rồi:


Chọn domain muốn chuyển đến

- Bạn cũng nên kiểm tra xem tên miền www và không www của bạn đã đặng chuyển về một chưa nếu chưa bạn cần chuyển chúng về một nếu cứ để hai tên miền này cùng hoạt động thì khác gì hai website khác nhau:

Để khắc phục điều này thì trên các diễn đàn và các site khác đã viết rất kỹ. Nhưng cho đủ bộ tôi sẽ giới thiệu luôn tại đây:

Truy cập vào cpanel trên host và vào File manager. Sau đó click chuột trái vào file .Htaccess chọn edit file và copy đoạn mã sau vào file này rồi lưu lại là xong. ( Thay dimain trong đoạn code bằng tên miền của bạn nhé)

chuyển từ www về không www
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.domain.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://domain.com/$1 [L,R=301]
chuyển từ không www về www
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^domain.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://www.domain.com/$1 [L,R=301]

Lưu xong bạn nên thử gõ cả 2 địa chỉ để xem kết quả.

Thiết lập site map và gửi cho google

Truy cập địa chỉ  http://www.xml-sitemaps.com/ điền domain và các thông số như hình dưới và click vào start để tạo site map


Làm như hình

Sau đó dowload 4 file đó về. chỉnh sửa file sitemap.xml. mở file này băng notepad ++ để chỉnh sửa thông số priority trang nao quan trong nhất bạn để thông số là 1.0 và không quan trọng là 0.10

Sau đó bạn upload sitemap.xml này lên host tại thư mục chứa website ấy.

và bạn cũng gửi nó cho google qua google webmaster tools vậy là xong

2. On-page trên các trang con:

- Đa phần on-page trang chủ đã ảnh hưởng đến trang con bên trong như: các logo, các modul, đường links thân thiện,. các domain trỏ về, tối ưu www và không www....

- Cần lưu ý title bài viết và meta description là tiêu đề bài viết và thẻ description  là thẻ description của bàn viết mà ta có thể thêm vào chứ không phải là của trang chủ. Có rất nhiều trang các thẻ này đều là 1 và là của trang chủ. Điều này sẽ dẫn tới lỗi trùng lặp.

- Ảnh trong bài viết cần có thẻ alt, thẻ title và có thẻ mô tả càng tốt.

- Có link out: Những bài bạn đi copy thì nên để lại nguồn gốc tránh bị chủ nhân của bài viết kiện. Nếu nói về vấn đề gì thì cho link out về website nổi tiếng về vấn đề đó.

Cách sử dụng Google Webmaster Tools

1. Thông báo lỗi trùng lặp trong on-page

Vào giao diện quản lý webmaster tools chọn: Giao diện tìm kiếm /Cải tiến cấu trúc HTML
Ở đây thông báo tất cả các lỗi về trùng lặp tiêu đề, trùng lặp thẻ mô tả, thiếu thẻ tiêu đề, thẻ mô tả ngắn...



Thông báo các thẻ trùng lặp hay thiếu

2. Lưu lượng tìm kiếm:

- Truy vấn tìm kiếm. Trong truy vấn tìm kiếm google liệt kê các từ khóa được người dùng tìm kiếm và số lần hiển thị site với số lần khách click vào hiển thị của bạn.

- Các liên kết tới trang web của bạn: Đây là phần liệt kế các back links từ site khác đến site của bạn và các trang được liên kết. Từ đó bạn có thể kiểm tra được các trang web liên kết là trang nào, có trang nào xấu không để có biện pháp ngăn chặn

- Disavow links: để disavow links bạn cần truy cập vào địa chỉ:

https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main

sau đó chọn website ( đối với tài khoản webmaster tools có nhiều web trong đó) và chọn Disavow links

Bạn cần phải gửi một tệp.txt. Tệp này bạn có thể tạo bằng  Notepad với nội dung như sau:

http://domain.com/a-b-c/(từ chối với các url)

Domain:domain.com(từ chối với domain)

bạn có thể liệt kê tương tự nhiều domain và nhiều url trong một file .txt này và gửi lên google



3. Chỉ mục của google

- Trạng thái lập chỉ mục: Chỉ các bài viết , hình ảnh , các mục trên site được lạp chỉ mục trên google

- Từ khóa nội dung: Cho bạn biết từ khóa nào trên site của bạn là quan trong nhất

- Xóa url: công cụ này giúp bạn xóa các url hỏng, url mà bạn không muốn google index nữa. Nhất là với các url không còn tồn tại.

4. Thu thập dữ liệu:

- Lỗi thu thập dữ liệu: ở đây chỉ ra các lỗi về thu thập dữ liệu như lỗi không tìm thấy, lỗi robots không truy cập được...

Với các lỗi không tìm thấy bạn nên bổ xung hay sửa chữa các bài viết đã hư hay xóa các url bằng công cụ xóa url ở trên;

- Tìm nạp như google: phần này khá quan trọng: khi bạn vướng vào một lỗi nghiên trọng mà google phạt bạn. và bạn đã khắc phục nó sau đó bạn nên báo với google về việc này bằng cách tìm lạp các url trên site của bạn và gửi chỉ mục đến google. Cái nào quan trọng thì gửi cả các thay đổi liên kết và lội dung.

- Sơ đồ website: phần này để bạn gửi sơ đồ web lên google.

Vậy là mình đã giới thiệu qua các tính năng cơ bản của google webmaster tools bạn có thể tự tìm hiểu thêm các chức năng khác. Nó cũng dễ thôi vì toàn bằng tiếng việt.

Cách sử dụng Google Analytics

Giao diện google analytics hoàn toàn bằng tiếng việt nên rất dễ sử dụng:

- Đầu tiên bạn đăng nhập vào google analytics qua địa chỉ: https://www.google.com,vn/analytics bằng tài khoản gmail mình đã hướng dẫn đăng ký ở bài trước. nếu là tài khoản vừa đăng ký thì chưa có nhiều cập nhận từ googl analytics.


Chọn tất cả dữ liệu trang web

Vào giao diện google analytics chúng ta chỉ quan tâm đến các mục sau:

+ Đối tượng

+ Nguồn truy cập

+ Nội dung

1. Trong đối tượng gồm có:

- Nhân khẩu học: Nhân khẩu học gồm có Ngôn ngữ và Vị trí.

+ Ngôn ngữ là chỉ lượng khách truy cập sử dụng ngôn ngữ nào

+ Vị trí là chỉ khách truy cập từ quốc gia nào

- Hành vi

+ Tỷ lệ khách mới so với khách cũ: ở đây thông báo số khách mới và khách cũ vào site

+ Tần suất và gần đây: Nó chỉ số khách vào site bao nhiêu lần. mỗi lần vào mấy trang

+ Cam kết là chỉ thời lượng khách ở site trong bao lâu và xem bao nhiêu trang trên site

- Công nghệ: Bao gồm trình duyệt và mạng

+ Trình duyệt là thông kê các trình duyển dùng để truy cập site của ban Ví dụ: google crhom, filefox...

+ Mạng là thông kê các lượng truy cập từ mạng nào: Ví dụ như: fpt, viettel, vnpt..

- Di động: Bao gồm tổng quan và thiết bị

+ Tổng quan: chỉ khách truy cập dùng máy tinh hay thiết bị di động

+ Thiết bị : chỉ khách dùng loại thiết bị nào để truy cập : Ví dụ: Apple iphone, Apple ipad, Nokia 5233...

2. Nguồn lưu lượng truy cập

Trong nguồn truy cập ta sẽ quan tâm đến hai mục Nguồn và Tìm kiếm

- Nguồn: Bao gồm tất cả lưu lượng truy cập, trực tiếp, gián tiếp

+ Tất cả luu lượng truy cập chỉ số lượng truy cập từ các site khác như từ google, từ các diễn đàn, mạng xã hội...

+ Trực tiếp là bảng liệt kế các trang được trực tiếp truy cập

+ Gián tiếp là liệt kê các trang được khác truy cập từ đó về site

- Tìm kiếm: trong tìm kiếm chúng ta chỉ quan tâm đế mục cơ bản, Ở đây liệt kê các từ khóa được khách tìm trên các công cụ tìm kiếm và truy cập vào site

3. Nội dung

Trong nội dung có nội dung trang web và tốc độ trang web

- Nội dung trang web là bảng thống kê số lượng khách truy cập vào các trang nào của site


Thống kê lượng truy cập vào các trang

- Tốc độ web là thống kê thời gian trung bình tải trang: Nghĩa là khi khách truy cập vào một trang bất kỳ trên web của bạn mất bao nhiêu thời gian để load xong trang đó. Vấn đề này do website của bạn qua nặng hay host của bạn chậm sẽ ảnh hưởng rất nhiêu. Nếu chậm quá sẽ làm khách out ngay khi chưa kịp truy cập vào site

Tất cả các bảng đánh giá trên google analytics đều có thể tải xuống để báo cáo

Cách cài đặt Google Analytics, Google Webmaster Tools

1. Hướng dẫn cài đặt Google Analytic

- Truy cập vào địa chỉ http://google.com.vn/analytics để vào google analytics.



- Đăng nhập một gmail của bạn. ( gmail này sẽ là tài khoản analytics cảu bạn nau này)

- Sau khi đăng nghập bạn click vào đăng ký.

- Sau khi click vào đăng ký tất cả các cài đặt để mặc định. chúng ta chỉ thiết lập thuộc tính website

+ Tên trang web: Điền tên miền của bạn vào đó, hay mô tả cũng được

+ Url trang: phần này điền đỉa chỉ site của bạn

+ Danh mục ngành: bạn nên trọn danh mục ngành mà website hoạt động.

+ Múi giờ: bạn chọn Việt Nam

+ Tên tài khoản: cái này dùng để phân biệt các tài khoản analytics khác nhau nếu sau này bạn đăng ký analytic cho nhiều site cùng một gmail này. Ở đây bi\an điền gì cũng được, sau đó click vào nhận id theo dõi. và chấp nhận các điều khoản của google

- Sau khi chấp nhận các điều khoản của google, google sẽ cấp cho bạn một mã code xác nhận: bạn copy mã code này và dán vào trước thẻ </heaa> trong file header.php của site bạn là được:

- Đối với Blogger thì bạn cần dán thêm id theo dõi vào cài đặt/khác/google analytics

Còn với wp thì mã ID  theo dõi dùng để add vào các plugin cần mã này:

Như vậy là việc cài đặt google đã hoàn tất

2.Hướng dẫn cài đặt google webmaster tools

- Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools đăng nhập một gmail bất kỳ để làm tài khoản google webmaster tools. Bạn nên dùng chung một tài khoản gmail để đăng ký cả analytics và webmaster tools

- Đăng nhập thành công điều tiếp theo bạn phải làm là add web của bạn vào mục thêm trang web

-Sau khi thêm website bạn cần xác minh website bằng cách tải 1 tệp xác minh html ( có dạng tương tự:[googlee42738fcb0c3fad5.html]) và tải lên thư mục gốc chứa website.

Sau đó click và xác minh nếu google báo thành công là bạn đã cài đặt xong google webmarter tools rồi đó.

- Đối với blogger thì webmaster tools đã đăng ký sẵng cùng gmail của blog

Tài tệp goole...html rồi up lên host

Các add-on hỗ trợ cho SEO trên firefox

Các add-on filefox nên cài là SeoQuake, Firebug và add-on dùng để nhớ tài khoản đăng ký Informenter. Đây là 3 add-on mình thường dùng, firefox có rất nhiều add-on khác các bạn có thể tìm hiểu trên internet.

Cách cài đặt các add-on này vô cùng đơn giản bạn chỉ cần mở firefox ra và click vào Công cụ > Tiện ích sẽ xuất hiện trang tiên ích của firefox. Kế đó bạn gõ tên của các tiện ích trên và tìm kiếm. Các tiện ích hiện ra bạn chỉ cần click vào cài đặt và khởi động lại firefox là được.



1. Hướng dẫn dùng SeoQuake

Ở đây mình sẽ hướng dẫn các công cụ hỗ trợ seo của SeoQuake:

Thanh công cụ add-on SeoQuake

Thanh công cụ SeoQuake

Chỉ số đầu tiên ký hiệu là PR (page rank) đó là chỉ số thứ hạng của website đựa trên sự đánh giá về liên kết, quản cáo và tuổi thọ của domain. thứ hạng này có thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 10. Hiện nay chỉ số này đã không được update hơn 6 tháng có lẽ google đã không update chỉ số này nữa

Chỉ số thứ 2 cần quan tâm là I, lằm ngày cạnh chỉ số PR trên thanh công cụ. Chỉ số này là số trang mà google đã sếp thứ hạng ( số trang mà google đã tìm thấy và sếp thứ tự trên google tìm kiếm)

Chỉ số thứ 3 là "a" chữ a màu xanh thẫm trên thanh công cụ là chỉ số xếp hạng alexa rank chỉ số này là xếp hạng số người truy cập vào site. Site nào số người truy cập nhiều sẽ có chỉ số alexa thấp. Chỉ số này cho chúng ta biết được website nào hay diên đàn nào có lượng khách truy cập nhiều để đặt back links

Twiter là chỉ số likes trên mạng xã hội twiter

Facebook là chỉ số likes trên facebook

Google + là số cộng mà người khác cộng cho trang mình

Internal links là số links trang web hiện tại trỏ đến các trang khác trên website của bạn

External links là số links của bạn trỏ tới các website khác ( out links)

Click vào biểu tượng Ext sẽ liệt kê ra các links mà web của bạn out ra ngoài links nào có thẻ dofollow links nào có thẻ nofollow. Chỉ số này khá quan trọng cho site vì cho bạn biết các links out để xóa khi cần thiết.
Một site mà có nhiều link out sẽ không tốt cho seo. Nếu có links ẩn thì có thể vị google phạt

Density là bảng biểu thị các từ khóa quan trọng trên site của ban. Bạn chỉ cần click và để xem từ khóa nào mạnh nhất trên site

Diagnois đây là công cụ phân tích onpage của site bạn. nó sẽ chỉ ra các lỗi về onpage trên site, hãy click vào để thử nghiệm công cụ này nhé.

2. Add-on firebug : 

Click vào biểu tượng con bọ ở góc phải màn hình ( khi cài đặt firebung sẽ xuất hiện) firebung sẽ khởi động. Công cụ này sẽ giúp bạn phân tích onpage của site bất kỳ mà bạn muốn phân tích xem onpage của các đối thủ cạnh tranh... Xem hình phía dưới:

Click vào ô hình chứ nhật ở thanh firebung và chỉ nó lên site như hình để xem đoạn đó được làm thế nào.

3. Add-on Informenter: 

Đây là add-on hỗ trợ bạn trong việc đăng ký trên các diễn đàn và đăng nhập vào các tài khoản.
Cài đặt xong bạn muốn hiển thị nó thì cần tắt và khởi động lại firefox sau đó click vào thanh công cụ để hiển thị thanh tiện ích như sau: Hiển thị / Thanh công cụ / Thanh tiện ích. khi chạy thanh tiện ích ở góc phải màn hình sẽ hiển thị  biểu tượng của informenter.

Click chuột trái vào biểu tượng chọn Informenter Options để cài đặt:

Trong hộp Informentr Options bạn xóa hết các mâu mặc định và thêm các thông tin của bạn vào đó

Các thông số trên giúp bạn không phải gõ chúng khi đang ký hay đăng nhập bạn chỉ việc click vào biểu tượng của informenter bên cạnh các ô đang ký hay đăng nhập là được

Bạn cũng có thể vào informenter options để tạo nhiều bảng thông tin cá nhân khác nhau bằng cách click vào add. và có thể đặt tên các bảng thông tin cá nhân này băng nút Rename. Để chọn bảng thông tin nào sẽ hiển thị bạn chỉ cần click chuột trái váo biểu tượng informenter ở cuối màn hình góc bên phải để chọn tên bảng thông tin sẽ sử dụng.

4. SEO Toolbar by Moz

 Bạn cài cái này vào để phân tích hai chỉ số là PA và DA. PA là chỉ số chất lượng của 1 trang bạn đang đánh giá, còn DA là chỉ số chất lượng của cả domain do seomoz đánh giá. Với các diễn đàn DA trên 30 là các diễn đàn chất lượng bạn có thể đặt links tại các diễn đàn này

Bài viết quá dài hy vọng các bạn có thể hiêu và sử dụng thành thạo các add-on lày. Phần sau trong seri :" Tự học SEO" mình sẽ giới thiệu cách cài cài đặt google analytics, google webmaster tools và cách sử dụng chúng.

SEO là gì - Các khái niệm cơ bản về SEO

1. SEO là gì ?

SEO ( search engini oftimizational) là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm là quá trình tối ưu hóa nội dung, định dạng cấu trúc website và các liên kết để chiếm vị trí tốt nhất trên công cụ tìm kiếm và hoàn toàn miễn phí.
( ở đây chúng ta cần phân biệt SEO và Adwords. chúng đều chiếm các vị tri trên kết quả tìm kiếm nhưng SEO miễn phí còn adwords mất phí) SEO gồm 2 phần chính là onpage và offpage



2. SEO onpage là gì ?

SEO onpage là việt chỉnh sửa giao điện, bố cục, bài viết trên site sao cho hợp với các tiêu chí của google.
Việc tối ưu hóa onpage là vô cùng quan trọng, chỉ cần website của bạn onpage tốt việc tiếp theo trong công đoạn SEO sẽ rất dễ dàng. ( về SEO onpage thế nào, mình sẽ giới thiệu ở bài sau)

3. SEO offpage là gì ?

Đúng như tên gọi SEO offpage là công việc lằm ngoài site của bạn. SEO offpage là việc bạn tạo các liên kết ngược (back links) từ các site khác về site của mình thông qua các anchor text( anchor text, back links là gì mình sẽ giới thiệu phía dưới). Sự kết hợp giữa onpage và offpage sẽ tạo ra một chiến dịch seo hoàn hảo

4. Back links là gì ?

Back links là các liên kết từ website khác về website của mình, có thể là từ một bài viết có đặt link từ diễn đàn nào đó về site của mình qua anchor text, có thể là một link đặt các các site khác về, cũng có thể là link từ mạng xã hội như face, google+ ....

5. Anchor tex là gì ?

Nói nhiều về anchor text như vậy giờ mới có dịp nhắc đến nó. Anchor text (hay còn cọn gọi là text link) là đoạn văn bản dùng đển gắn links website của bạn. Anchor text rất quan trọng, Anchor text chính là từ khóa mà google nhận biết về đường link mà bạn đặt về. ( ví dụ bạn muốn seo từ khóa "tự học seo" thì nên lấy anchor text là tự học seo)

6. SEM là gì ?

Đôi khi bạn biết về SEO nhưng lại không biết SEM là gì và chính tôi khi mới học SEO cũng không biết SEM là gì.

SEM ( Search Engini Marketing) là tổng hợp các phương pháp marketing để đưa website của bạn nên các trang tìm kiếm

SEM bao gồm:

- SEO (Search Engine Optimization)

- Google adwords ( trả tiền theo click trên kết quả tìm kiếm của google)

 7. Google analytics là gì?

Google analytics là công cụ của phân tích của google nó cho bạn biết được lưu lượng truy cập của khách hàng hàng ngày trên site của bạn. analytics còn cho bạn biết thời lượng trung bình khách xem trang của bạn là bao nhiêu. khách xem các trang nào trên site và nguồn khách là từ diên đàn hay site nào.

8. Google webmaster tools là gì:

Đây là công cụ phân tích trang web của google nó có tác dụng thông báo các lỗi về onpage như lỗi trùng lặp, lôic không tìm thấy, lỗi robots không truy cập được site... Và nó cũng là công cụ hưu hiệu để phong chống những kể gian phá hoại website của bạn ( những tính năng này mình sẽ giới thiệu ở các bài viết sau)

9. Google bots hay robots của google là gì?

robots google có nhiều tên gọi nhưng chúng ta chỉ cần hiểu thông qua nó google có thể tìm thấy website của bạn và biết được tất cả website của bạn có những gì. Bạn cũng có thể không cho nó biết những gì bạn muốn dấu bằng việc sử dụng file robots.txt. ( vấn đề này mình sẽ viết sau)

10. Thẻ title là gì:

Thẻ title là tiêu đề của site, tiêu đề bài viết... và là tiêu đề hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, thẻ này rất quan trọng, nó chứa các từ khóa mà site muốn seo.

11. Thẻ meta description ( thẻ mô tả)

Đây là thẻ mô tả của bài viết hay mô tả của site. là một thẻ quan trọng chỉ sau tiêu đề và nó cũng hiển thị ngay dưới tiêu đề và đường links trong kết quả tìm kiếm.

12. Dofollow, Nofollow là gì

Dofollow là mã lệnh cho phép bots của google ghé thăm, còn Nofollow là mã lệnh không cho bots của google đi qua.

Còn nhiều những khái niêm khác nhưng về SEO chỉ cần hiểu những khái niệm trên là tương đối đủ rồi. Sau đây mình sẽ viết về việc cài đặt các add-on firefox nhằm phân tích onpage SEO và phân tích các site, diễn đàn chất lượng giúp đặt back link hiệu quả hơn.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Cách để google index bài viết mới nhanh nhất

Bạn cần lưu ý hoàn thiện 100% nội dung trang web trước khi thực hiện thông báo với Google.

Bằng cách này các bạn có thể đưa bài viết lên google chỉ trong 20s.



B1 -Cách Google Index nhanh : Submit

Copy URL (địa chỉ)  trang web

Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url

Nhập URL, Catcha và Submit

B2 - Ping bài viết đến google: Ping URL

Tập hợp danh sách các URL cần thông báo với công cụ tìm kiếm.

Truy cập vào Pingfarm.com

Paste các URL vào, rồi bấm Ping.

B3 - Sử dụng công cụ mạng xã hội : Link Building

Đặt liên kết từ trang web có nội dung thay đổi thường xuyên.

Chia sẻ link lên mạng xã hội: Google+, Facebook, Twitter,..

Đăng ký địa chỉ RSS của website lên tin.vn

Tự động cập nhật bài viết lên Facebook Fanpage.

B4 - Gửi vào sitemap : Ping sitemap

Đưa URL bài viết mới vào sitemap.xml

Copy URL của file sitemap; Ví dụ:  http://az.com/sitemap.xml

Gõ địa chỉ sau trên trình duyệt

http://google.com.vn/ping?sitemap=[URL_SITEMAP]

Ví du: http://google.com.vn/ping?sitemap=http://az.com/sitemap.xml

Chỉ cần bạn áp dụng theo 4 bước trên, bài viết của bạn sẽ được Google Index nhanh chóng, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và truy cập vào website của bạn.

Thông thường mình chỉ làm 3 bước đầu rồi vào kiểm tra là đã thấy được index rồi, rất hiệu quả cho các bạn

Kiểm tra : Các bạn có thể kiểm tra lại xem bài viết của minh đã được indext hay chưa bằng cách truy cập vào google và page địa chỉ link vào thanh tìm kiếm . Enter và xem kết quả . Nếu google đã indext link của các bạn thì sẽ có bài viết trên đó

Cách Xác Định Backlink Chất Lượng

Bước 1: Backlink chất lượng là back link đến từ 1 website có uy tín không?

Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề SEO BackLink. Đó là một backlink chất lượng phải được đặt ở 1 website có uy tín và chất lượng. Đối với thuật toán của Google, có sự khác biệt rất lớn giữa một backlink từ trang có uy tín và backlink từ một trang không tên tuổi trên internet. Bạn phải biết rằng một Backlink chất lượng sẽ hơn rất nhiều hàng ngàn Backlink kém chất lượng khác.



Bạn có rất nhiều công cụ và tiêu chí để đánh giá xem website đó có uy tín hay không, dưới đây Artex cung cấp cho bạn một số công cụ và tiêu chí quan trọng để bạn có thể tham khảo:

PageRank: Đây là công cụ đánh giá chỉ số thứ hạng website miễn phí của Google. Thang điểm ở đây là 10. Một website có PR càng cao thì website đó càng được Google đánh giá cao . Chú ý để có đánh giá chính xác, bạn nên kiểm tra kĩ giá trị PR của cả trang chủ và trang chứa backlink của bạn

MozRank: Đây là công cụ đánh giá chỉ số tương tự như PR, MozRank là công cụ đánh giá website được nghiên cứu và phát triển bởi SEOMoz. Thang điểm của MozRank cũng là 10. Dĩ nhiên điểm càng cao thì website càng có uy tín và được đánh giá cao.

Domain Authority (DA): Đây là công cụ đánh giá chỉ số độ tin tưởng của tên miền. Đây cũng là một chỉ số được đánh giá bởi SEOMoz. DA có thang giá trị là 100,Chỉ số giá trị này được đánh giá chung cho toàn trang web, DA của tên miền càng cao thì website càng được đánh giá cao.

Page Authority (PA): Chỉ số đánh giá độ tin tưởng hay uy tín của 1 page trên website. Đây cũng là giá trị được đánh giá bởi SEOMoz, thang điểm 100. Trong khi giá trị DA là chung cho toàn bộ website, PA là giá trị đặc trưng cho từng trang trên website.

Site Design: Chúng ta có thể đánh giá 1 website ngay khi nhìn qua thiết kế của website đó. Rõ ràng với một website được thiết kế cẩn thận, chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng Webmaster đó làm nó ra không phải để spam, mà họ có ý định nghiêm túc trong việc phát triển nó.

Website traffic: Dĩ nhiên 1 website tốt thì lượng truy cập sẽ phải nhiều và ngược lại, website nào có lượng truy cập lớn chắc chắn không phải là 1 website kém. Chúng ta có thể đánh giá lượng truy cập của website thông qua chỉ số Alexa

Tất nhiên những chỉ số trên đây chỉ mang tính chất tham khảo ở một mức nào đó. Nếu bạn gặp 1 website mặc dù các chỉ số trên đây không đạt yêu cầu nhưng bạn biết rằng website này đang phát triển mạnh thì nó vẫn đáng để bạn kiếm backlink.

Bước 2: Website bạn đang định đặt BackLink có cùng chủ để hoặc có chủ đề liên quan đến website của bạn không?

Với thuật toán của google mới updata thì việc đặt backlink trên các site không có cùng chủ đề thì không có tác dụng gì thậm trí còn bị coi là Spam. Khi Website của bạn chọn đặt BackLin đã vượt qua được bước thứ nhấ là 1 website uy tín, chất lượng và đáp ứng được các tiêu chí ở trên thì bạn bước sang tiêu chí của nội dung website đó xem nó có nội dung liên quan đến các nội dung trên website của bạn không?

Tất nhiên bạn cũng không nên quá coi trọng tiêu chí này một cách tuyệt đối, như thế sẽ làm giảm cơ hội xây dựng backlink của mình. Ví dụ, nếu bạn có 1 website về “Thiết kế website”, ngoài các website về chủ đề “Thiết kế website”, bạn cũng có thể xây dựng link liên kết từ các website dành cho dịch vụ SEO quảng bá website, các website về tin tức công nghệ thông tin ,chuyền thông và các trang công nghệ …

Bước 3: Website đó đã có bao nhiêu links out rồi?

Trước tiên bạn phải hiểu Linkout là gì. Thật ra Linkout là khái niệm chỉ link liên kết tới 1 website khác ngoài website đó. Bạn phải biết rằng một website có càng nhiều link out thì chất lượng link trên đó càng kém đi. Khi bạn vào một website đã bật ra một đống các link tới các website khác rồi thì không nên đặt backlink làm gì.

Chúng tôi Khuyến khích bạn nên chọn như website có càng ít linkout càng tốt và sẽ quá tốt nếu trên website đó chỉ có 1 linkout tới website của bạn. Chúng ta chỉ nên chấp nhận đặt backlink trên các page có tối đa 20 linkout còn hơn thì thôi đừng đặt làm gì. Bởi vì một website đó có quá nhiều link out, có thể sẽ bị Google xếp vào Farm link, trong trường hợp này nếu bạn đặt link trên đó về website của bạn thì sẽ rất nguy hiểm, Google có thể phạt website của bạn

Bước 4: BackLink của bạn đặt ở vị trí nào trên website?

Sau rất nhiều lần thay đổi thuật toán, Và việc đặt link ở phần chữ ký diễn hay footer không còn ý nghĩa gì đối với SEO backlink nữa. Thuật toán của Google đã đủ thông minh để nhận biết một link tạo tự nhiên nằm giữa nội dung bài viết và một link nằm ở chân trang (hoặc bên trái, phải của website) được tạo bằng cách mua bán, trao đổi link. Hãy chọn phương án xây dựng link tự nhiên với link nằm giữa nội dung của bài viết một cách khóe léo.

Bước 5: Link là Do Follow hay No Follow?

Sau những câuhỏi phía trên, cuối cùng là câu hỏi về thuộc tính của backlink. Một link có thuộc tính No Follow sẽ không truyền tải PR từ site đó về website của bạn. Link từ các trang mạng xã hội như facebook, Twitter, Pinterest, Digg,… thường có thuộc tính No Follow. Lẽ thông thường thì link nofollow sẽ không tốt bằng link Do follow, tuy nhiên cũng có rất nhiều tranh luận về hiệu quả của link nofollow.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy link Nofollow vẫn có tác dụng SEO cho website nếu người dùng Click vào những back link đó thì hiệu quả của nó vẫn bình thường. Bạn nên xây dựng nội dung hữu ích và hướng người dùng Click vào link mình đặt thì hiệu quả vẫn tốt. Ngoài ra để phát triển backlink tự nhiên trong con mắt của Google, Bạn nên có một tỉ lệ nhất định giữa backlink Dofollow và Nofollow. Do đó, bên cạnh việc tạo backlink Dofollow, bạn cũng nên chú ý tới việc xây dựng link Nofollow cho website của mình. Để đáp ứng được Backlink tự nhiên.

Ngoài các vấn đề trên bạn cũng nên chú ý đến việc xây dựng các Anchor text một cách tối ưu trong các Backlink của bạn. Bạn không nên lợi dụng Anchor text một cách quá đáng. Ví dụng bạn đang muốn SEO từ khóa ”Quảng bá website” chẳng hạn. Bạn đang ý định đặt 100 Back link tới website của bạn với anchor text là “Quảng bá website” đây là một điều sai lầm. Thay vì bạn để 100 Back Link với anchor text là “Quảng bá website” thì chúng tôi khuyên bạn hãy tách từ kháo này ra thành các từ khóa phụ. Bạn chỉ nên đặt 40 back link với anchor text là “Quảng bá website” 30 back link là “Dịch vụ Quảng bá cho website ” 20 back link có anchor text là “Dịch vụ quảng bá đưa website lên top” 10 anchor text chính là tên đường dẫn tới bài viết của bạn.

Cách SEO lên top 1-5

- Trước tiên tôi xin kể thành tích của mình như sau : với 1 link onpage tôi đưa lên được 4 từ khóa lên google : đó là – nhận xây nhà, nhan xay nha, sửa chữa nhà, sua chua nha đây là các từ khóa chính mà tôi cần lên nhưng mà còn 3-5 từ khóa kèm theo nó cũng lên vậy cách làm đó là thế nào đúng không

- Như các bạn đã thấy để 1 onpage thành công và hệ thống offpage thúc đẩy kéo onpage lên thì cần có 1 cách làm quy trình làm hơi nan giải – 1 chút – với cách làm này trong 1 tháng 15 ngày tôi đẩy nó lên được top 1



+ Trước hết các bạn cần xây dựng 1 đường link cần seo chính ngoài việc tối ưu onpage ra – thì đừng link onpage là 1 yếu tố hết sức quan trọng để lôi từ khóa bạn lên – đừng link phải ngọn và ngắn yêu tiên chứ từ khóa chính cần seo cho link đó – việc cái title thì ai cũng biết rồi nên cần có từ khóa kèm trong đó …. các yếu tố khác các bạn có thểm tham khảo ở nguồn thông tin khác. Mình tin rằng các bạn ai cũng biết những cách làm cho onpage hiệu quả .

+ Tiếp sau đó bạn xây dựng độ ” Trust ” cho link onpage đó – tức làm sao để google index cái link đó thật nhanh – Nội dung tiêu đề có thể không không cần trùng khớp với đương link cần seo – sau đó bạn theo dõi khi bài viết đó có 1 lượng người vào đọc nhiều rồi bạn thay đổi Title – nội dung cho phù hợp với link cần seo. Tiến hành cầy backlink – nhiều .không cần quá nhiều chỉ cần 3-5 backlink chất lượng.

+ Tiếp sau đó bạn khai báo đường link đó với google để google update nội dung mới của bạn vừa thay đổi

+ Bắt đây xây dựng offpage cho trang onpage

+ Tìm kiếm những nội dung của đối thủ làm offpage kéo về onpage . Nếu nội dung trang của bạn chứa được đầy đủ nội dung cuả đối thủ đang seo cho trang đó ở dạng bài viết offpage thì google sẽ yêu tiên site bạn hơn.

+ Làm Nội dung opage cho link chính cần seo thật tốt tối ưu thật tối đa – Nội dung không được sao chép nguyên bản

+ Sử dụng mạng xã hội quảng bá đường link : 1 ngày 1 – 5 lần share trục tiếp link trên mạng xã hội

+ Tìm kiếm video liên quan để chèn link vào youtube

+ khai báo đường link offpage tức thì khi có bài off mới với google

+ Điều phố onpage bằng robots. Và thuộc tính ” nofollow “

+ Khép kín liên kết trong trang với bài off cho bài on

Căn bản cho các bạn mới bước vào tìm hiểu SEO

ON-SITE

Tối ưu hóa thẻ meta tags

Điều đầu tiên các bạn cần làm đấy là phải tối ưu hóa các thẻ meta tag: title, description, và keywords. Meta tag theo ý kiến cá nhân của tôi nó không phải là tất cả những gì để làm cho website của bạn lên top nhưng nó lại rất quan trọng để tiến hành các bước tiếp theo. Như các bạn biết có hàng nghìn, hàng tỉ website xuất hiện trong kết quả tìm kiếm vậy làm sao để bạn biết được website đấy có nội dung về vấn đề gì? Vâng cách cửa để bạn, tôi và các cỗ máy tìm kiếm có thể hiểu được một website nào đấy nội dùng về vấn đề gì chính là thông qua các meta tags trên.



Hãy viết những meta tag thật ngắn ngọn, cô đọng và bạn không được phép quên chèn từ khóa mà bạn cần SEO vào thể meta tag. Description không chỉ giúp cho cỗ máy tìm kiếm nhận biết ra nội dùng của website mà còn gia tăng tỉ lệ click khi website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (SERP). Bạn tuyệt đối không được sử dụng một description cho tất cả các page, bạn hãy dành thời gian để viết description cho từng page riêng biệt.

Tạo nội dung thật tốt: Cố kế hoạch để xây dựng nội dung thật tốt, bạn có thể tự viết hoặc có thể thuê công ty thứ ba. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, công việc xây dựng nội dung ( concepts) trước khi thiết kế website hay chuẩn bị cho chiến dịch seo không đơn giản, nó chiếm nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn có một nội dung có chất lượng cao, và duy nhất là một lợi thế to lớn,được các cỗ máy tìm kiếm đánh giá rất cao. Và tôi chắc chắn page có nội dung chất lượng sẽ là cơ sở tốt phục vụ cho bạn trao đổi link sau này. Nội dung không chỉ dành cho các cỗ máy đánh giá mà nó còn có vai trò quan trọng khác đấy là níu kéo visitor, nội dung chất lượng sẽ được mọi người quan tâm và thời gian visitor ở lại website lâu hơn. Không được phép có nội dung trùng lập nhau trên các page khác nhau trên site của bạn, các cỗ máy tìm kiếm rất “ dị ứng” với việc này và bạn có thể bị mất điểm.

Khi bạn có nội dung tốt thì cách trình bày và cấu trúc page của bạn phải thật gần gũi và dễ dàng sử dụng đối với visitor như thế tỉ lệ quay lại ghé thăm website sẽ cao hơn. Tôi chắc chắn rằng web cũng như quán cơm mà bạn ăn thôi, nếu quán ăn sạch sẽ, gọn gàng, thức ăn ngon bạn chắc chắn sẽ quay lại. Còn nếu quán ăn mà dơ bẩn, lộn xộn thì cho tiền bạn cũng không quay lại phải không?

Phân bố từ khóa: Cấu trúc tốt, nội dung tốt và bạn tạo tiêu đề cho nội dung của bạn, đừng quên chèn từ khóa vào nhé. Hãy cố gắng sử dụng các thẻ h1,h2,h3… trong tiêu đề. Hãy kiểm tra sự phân bố từ khóa trong nội dung, theo tôi nó rơi vào khoảng 2-4 % cho một pages bao gồm cả meta tags, alt tags, anchors…

Tạo file .htaccess: như các bạn biết khi truy cập một website ta có thể dùng dạng url có www hoặc url không có www, vậy có điều gì đặc biệt ở đây?

Các cỗ máy tìm kiếm sẽ xem 2 Url trên là khác nhau vậy là bạn đã vi phạm vào điều tôi đã nhắc ở trên đấy là sự trùng lập nội dung ở 2 page khác nhau, điều này rất tai hại và làm giảm hiệu quả chiến dịch SEO của bạn.

Như thế bạn nên chỉ chọn một trong hai định dạng có www hay không có www, điều này thật đơn giản bạn chỉ cần dùng lệnh redirect 301 và setup trong file .htaccess. Nếu bạn chọn có www thì bạn cần 301 tất cả các request không có www thành có www và ngược lại, như thế sẽ đảm bảo sự đồng nhất trong cấu trúc website.

Bạn có thể lên google tìm kiếm cấu trúc lệnh 301 trong file .htaccess mà thôi tôi xin đưa luôn ra đây để các bạn đỡ mất thời gian.

Redirect từ non-www sang www

Options +FollowSymlinks
RewriteEngine on
rewritecond %{http_host} ^domain.com [nc]
rewriterule ^(.*)$ http://www.domain.com/$1 [r=301,nc]
Redirect từ www sang non -www

RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^[/I]www.domain.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://domain.com/$1 [L,R=301]


Tôi thích phương án số 2 là chuyển từ có www sang không có www ( ngắn gọn hơn). Một điều quan trọng nữa là bạn phải cấu hình trong google webmaster tool cấu trúc url nào bạn lựa chọn, như thế bạn sẽ có thống kê chính xác hơn.

Tạo file robots.txt:

File robots.txt là bảng chỉ dẫn cho các bots của cỗ máy tìm kiếm được phép truy cập vào những khu vực nào trong website. Làm thế nào để cấu hình file robots chính xác các bạn có thể tham khảo trên internet tôi sẽ không đề cập ở bài viết này. Bạn cũng đừng quên tạo một page 404 để dành cho những trường hợp visitor truy cập vào một trang không tồn tại thì sẽ được redirect về trang 404.

Việc tạo site map cho website và submission lên google hay các cỗ máy tìm kiếm khác là điều nên làm. Site map là bản đồ phân bố cấu trúc của website, nó giúp bots crawl ( thu thập thông tin ) website một cách dễ dàng hơn. Làm thế nào để tạo một site map? Có rất nhiều cách, bạn có thể sử dụng các trang web cung cấp dịch vụ free trên mạng, dùng phần mềm, hoặc làm bằng tay.

Vâng những điều tôi đề cập ở trên không hẳn là đã đầy đủ tất cả cho quá trình On-site, nhưng nó cũng đủ để các bạn bắt đầu chiến dịch seo của mình, đơn giản nhất và dễ nhất phải không các bạn?

Công việc còn lại là quá trình off-site, xây dựng back link.

Vâng yếu tố kiên trì, nhẫn nại của dân seo chúng ta sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này. Phương thức để bắt đầu xây dựng backlink dễ nhất có lẽ là: Social bookmarks, Directory Submissions, Profile Links và Blog Comment.

Theo cá nhân tôi cũng không hẳn là quá tồi nếu trong quá trình này chúng ta quyết định mua link từ các nhà cung cấp dịch vụ. Vì sao tôi lại nói thế? Nếu bạn là công ty cung cấp dịch vụ seo, hay bạn đang tự làm seo cho cá nhân, cty mình có lẽ công việc này sẽ mất rất nhiều thời gian, và có thể bạn sẽ không đạt được kết quả cao như mong muốn, chi phí thời gian, con người sẽ cao hơn khi bạn đi sử dụng dịch vụ của bên thứ 3, vì họ có kinh nghiệm trong việc này. Việc xây dựng link theo các phương pháp trên cũng cần một vài thủ thuật nhỏ để đạt được kết quả khả quan như cần post từ nhiều địa chỉ Ip khác nhau…

Nếu bạn sử dụng dịch vụ xây dựng link từ công ty thứ 3 thì tôi khuyên bạn nên sử dụng ở gói chi phí thấp trước, sau đấy bạn quan sát nhận xét về dịch vụ, cân đối thời gian xây dựng cho phù hợp, làm sao cho quá trình xây dựng link diễn ra một cách tự nhiên nhất, không bị google phạt. Khi đã có kết quả bạn hãy tiến hành gói lớn hơn, hay tiến hành đồng loạt.

Chú ý: ở đây tôi không khuyên các bạn mới tập làm SEO đi sử dụng dịch vụ xây dựng link của bên thứ 3 nhé! Hãy sử dụng khi bạn đã biết cách xây dựng link theo các cách trên một cách pro.
Các phương pháp xây dựng link khó hơn tôi có thể kể ra để các bạn tự nghiên cứu đấy là : Link wheel, đây là phương pháp phức tạp nhưng hiệu quả rất cao.

Hãy chèn từ khóa vào các anchors text( mỏ neo), title, thẻ alt trên back link của các bạn. Không sử dụng từ khóa giống nhau ở tất cả các trường hợp, bạn hãy sử dụng khoảng 3,4 từ khóa khác nhau. Hãy tạo link một cách tự nhiên nhất, dùng ngẫu nhiên các từ khóa đã chọn ở trên, quá trình trên sẽ làm cho website của các bạn phổ biến rộng rãi và nếu thành công thì website của bạn sẽ đạt kết quả cao trong xếp hạng của SEs( các cỗ máy tìm kiếm).

Thay đổi anchor text: Như tôi đã nói ở trên khi đặt text link các bạn không nên chỉ sử dụng một từ khóa, bạn cần sử dụng từ 3,4 từ để đảm bảo sự tự nhiên trong quá trình xây dựng backlink. Bạn tự hỏi. Tôi đang seo key “ Thiết kế website chuyên nghiệp ” tôi sẽ cần có thêm ít nhất 2 key liên quan nữa, tôi đã chọn “ thiết kế web ”,” thiết kế website “ vậy tỉ lệ đặt giữa 3 text link này như thế nào? Theo cá nhân tôi tỉ lệ tốt nhất là: 45% cho key chính, 35% cho key thứ 2 và thứ 3, 15% là các key khác không liên quan như : chi tiết, đọc thêm… và 5% là Url không.

Tạo các bài viết có nội dung liên quan đến các từ khóa bạn seo, trong bài viết bạn khóe léo chèn keys anchors và bạn submit đến các trang Article directories, post lên các blog, mạng xã hội ảo, forum…. Và tất nhiên bạn sẽ có một số backlink giá trị.

Dừng lại: tôi đùa thôi, rất nhiều bạn mắc sai lầm khi cứ cặm cụi đi xây dựng link mà lại không nhịn lài kết quả ra sao! Hãy sử dụng google webmaster tool, google analyst để xem lưu lượng traffic đến site bạn thông qua những con đường nào? Từ khóa nào?... nếu thấy không hợp lý, bất thường bạn cần điều chỉnh lại nội dung, keys words và qua trình xây dựng link của mình.

Quy luật tự nhiên: “khổ tận cam lai” khi website của bạn đã có một thứ hạng cao, thì cũng giống như bạn các SEOer khác sẽ tìm đến bạn mà đặt link, như thế quá trình đặt link của bạn sẽ diễn ra liên tục mà bạn không cần mất nhiều công sức nữa, quá trình đặt link của bạn diễn ra rất tự nhiên và website của bạn ngày càng phát triển.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG LINK KHÔNG BAO GIỜ KẾT THÚC!

4 yếu tố để bkhông bị dính thuật toán Chim Ruồi

THUẬT TOÁN CHIM RUỒI NHẮM VÀO NHỮNG NỘI DUNG NÀO?

Nhìn mặt bằng chung thì thuật toán này không thay đổi quá lớn về yếu tố xếp hạng trên website mà theo mình nó còn đơn giản nữa là khác. Thực tế kiểm chứng, thuật toán này sẽ tập trung hơn vào số lượng ký tự trong bài viết của bạn và so sánh với các liên kết được đặt bên trong đó, điều này có nghĩa là nếu bài viết của bạn tập trung hơn, có chiều sâu hơn và có tỷ lệ các liên kết liên quan đồng nhất với nhau thì sẽ được xếp hạng cao.

Nói theo cách khác, nếu bạn thật sự có được những liên kết có liên quan bên trong một bài viết thì nó sẽ tốt. Điều này không có gì là quá mới mẻ, đặc biệt là blogger chuyên nghiệp, chỉ có điều bây giờ HummingBird sẽ tập trung vào nó nhiều hơn.

1. Nội dung tập trung, có chiều sâu

Nếu bạn có dự định làm một trang tổng hợp thông tin thì nên nghĩ lại với con chim ruồi này. Có một yếu tố dễ dàng nhận thấy ở các website vẫn có thứ hạng cao sau khi Chim ruồi ra mắt đó là nội dung họ thật sự tập trung và có chiều sâu về sự liên quan lẫn nhau.



Lấy ví dụ đơn giản, bạn có thể thấy rõ ràng là Thachpham.com chỉ tập trung vào một vài mảng chính như WordPress, SEO, Blogging và Hosting Review, như vậy có nghĩa là tất cả nội dung trên blog mình sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nhau nên bạn có thể thấy bài nào mình cũng có các liên kết nội bộ trỏ đến một bài vô cùng liên quan để tham khảo. Nhìn thì nhiều vậy nhưng nếu bạn để ý thì 4 chủ đề trên đều nhắm vào nhu cầu của các bloggers và webmasters.

Nội dung tập trung không chỉ có lợi rõ rệt về SEO mà nó còn giúp bạn giảm thiểu công sức và thời gian xây dựng website cho không phải phân tán ra quá nhiều chủ đề để duy trì nó.

2. Sức mạnh của bình luận trên website

Đầu tiên mình muốn nói là mình có vẻ hơi dại cho SEO khi chuyển qua hệ thống bình luận của Disqus, dại thế nào thì bạn cứ đọc sẽ rõ.

Như bạn thấy 3 thử nghiệm thuật toán chim ruồi của mình có thể thấy được rằng nếu bạn search bằng các cụm từ tìm kiếm bình dân nhưng phổ biến thì kết quả nó trả về khá bất ngờ, và mình tin rằng nó còn ảnh hưởng đến tìm kiếm bằng giọng nói vì mình cũng có thử qua vài truy vấn theo kiểu hỏi.

Vậy câu hỏi được đặt ra, làm sao Google có thể hiểu được nội dung đó có ích trong hàng triệu kết quả khác mà đưa nó lên trang đầu tìm kiếm? Có nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng mình tin chắc rằng nó có liên quan đến việc hiển thị binh luận trên website. Nói cách khác, nếu bài viết của bạn chứa nhiều bình luận có giá trị thì khả năng đạt top cao rất có thể xảy ra.

Thứ nhất, thuật toán sàng lọc các phụ từ bổ trợ cho truy vấn tìm kiếm chính khá thông minh thừa sức để hiểu rằng một trang nào đó có nhiều bình luận trao đổi sẽ chứa nhiều thông tin tích cực. Bạn có thể thử với các truy vấn tiếng Anh và tìm bằng những truy vấn kiểu hỏi là thấy.

Hãy thử tượng tượng như sau, bạn đang cần tìm thông tin về các tài liệu học SEO website và có hàng triệu website có nội dung tương tự thế này cạnh tranh với nhau. Vậy làm sao Google hiểu được rằng nội dung nào là thực tế nhất, có ích nhất? Có phải là nội dung được nhiều ý kiến đánh giá của khách hàng hoặc nhiều thảo luận không? Cái này tuỳ bạn hiểu và tự đưa ra quyết định cho riêng mình, còn mình thì sẽ cho bạn thấy 2 ví dụ đơn giản dưới đây.

Ảnh hưởng của bình luận đến chim ruồi với từ khoá “hoc seo”

Nếu bạn cho 2 ví dụ trên có top cao là do backlink thì có thể thử kiểm tra backlink tại Ahrefs để có câu trả lời thoả đáng.

Chưa hết, hiện nay nếu bạn dùng tính năng bình luận có sẵn được tích hợp vào mã nguồn như WordPress, Blogspot thì nó không chỉ giúp Google dễ dàng xác định được nội dung bạn có nhiều bình luận mà nó có thể giúp bài viết đó có độ phủ từ khoá cao hơn, tránh khả năng bị trùng lặp nội dung.

Thế vì sao mình nói mình đã bị ngu khi chuyển qua Disqus? Thực ra cũng không ngu lắm, chỉ ngu về SEO thôi, Google không index được comment trong Disqus nên khả năng xác định vai trò của comment khá là bất khả thi.

3. Nội dung độc đáo vẫn là kẻ chiến thắng

Độc đáo ở đây nghĩa là không nhất thiết bạn phải có một ý tưởng bài viết độc nhất vô nhị mới có thể cạnh tranh được mà bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với những trang khác cũng với nội dung đấy bằng việc xây dựng nội dung chi tiết hơn, có chiều sâu hơn và nhiều bài viết tập trung vào một chủ đề (như chính Thachpham.com đã từng làm).
Do cái này cũng không phải là mới mẻ gì nên mình cũng không biết nói gì thêm, chỉ là dặn dò lại tí xíu như ở trên thôi.

4. Keyword vẫn là yếu tố quan trọng

Nội dung độc đáo, nhưng làm sao Google có thể hiểu được nội dung của bạn là độc đáo vì bot đọc chứ có phải người đọc đâu? Mình nghĩ là nó cũng phần nào dựa vào tỷ lệ các từ khoá trên website, một nội dung có chiều sâu thì chắc chắn sẽ có nhiều từ khoá liên quan với nhau được rải rác khắp bài dù vô tình hay cố ý.

Kết hợp thêm một yếu tố khá căn bản trong SEO là không nên spam từ khoá nên bạn có thể tự hiểu rằng tránh việc lặp đi lặp lại các từ khoá vô bổ trong một trang mà hãy dành chỗ đó cho những từ khoá cùng chủ đề nhưng chỉ khác về cách thức sử dụng. Ví dụ mình có thể vừa sử dụng từ khoá “Thủ thuật SEO” và vừa dùng thêm từ khoá “Hướng dẫn SEO” trong một bài.

KẾT BÀI

Mình thật sự không chắc chắn với 4 yếu tố bên trên có thể giúp bạn có ích với chim ruồi hay không nhưng đối với mình nó đã thật sự hữu dụng nên mình nghĩ bạn cũng có thể tham khảo nếu chưa biết, bởi vì trong SEO không có gì được xem là tuyệt đối.

Thông qua 4 yếu tố trên, một lần nữa mình muốn nhấn mạnh rằng hãy xây dựng website có nội dung thật hữu ích có liên quan đến nhu cầu tìm kiếm với người dùng thay vì đầu tư quá lớn vào những việc làm khác gây tăng độ rủi ro. Nếu bạn là một blogger hay editor, hãy lên lại kế hoạch xây dựng nội dung của bạn ngay từ hôm nay để bắt đầu một năm 2014 với nội dung chất lượng hơn, khi đó mọi thứ có lợi cho bạn trong SEO sẽ tự động đến.

Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận vai trò của backlink, bản thân mình cũng thường hay đi kiếm backlink nên không thể nói nó không có ích, nhưng nếu bạn có nội dung tốt thì backlink tự nhiên đối với bạn sẽ có phần dễ dàng hơn vì dù thế giới Internet có cạnh tranh đến đâu, thì vẫn có nhiều người sẵn sàng đặt link đến bài gốc của bạn thay như lời cảm ơn để họ có thể copy bài của bạn.

Matt Cutts : Đừng copy nội dung từ Wikipedia để mong được lên top

Thực tế thì Wikipedia là một nguồn thông tin phong phú và tuyệt vời. Các nhà quản trị web chỉ đơn giản là không nên copy paste đúng nguyên văn. Bạn có thể sử dụng nó khi viết bài và kiểm tra thực tế, nhưng không nên cho sao chép giống y hệt.



Matt Cutts đưa ra ví dụ:

Tôi vào một trang bất kỳ: http://www.listofwonders.com/top-10-...s-in-the-world và câu đầu tiên viết về địa điểm có ma thứ nhất là "Berry Pomeroy Castle, a Tudor mansion within the walls of an earlier castle, is near the village of Berry Pomeroy, in England."

Nếu bạn tra trong trang của Wiki về Berry Pomeroy Castle thì câu đầu tiên của trang cũng là "Berry Pomeroy Castle, a Tudor mansion within the walls of an earlier castle, is near the village of Berry Pomeroy, in South Devon, England.

Đó là điều ngẫu nhiên đầu tiên tôi kiểm tra, nó không tốt cho trang web của bạn. Nếu bạn chỉ sao chép văn bản và hình ảnh từ các trang web khác, thì tôi hy vọng trang web của bạn sẽ hạn chế lấy các thông tin có giá trị từ trang khác cho khách truy cập, vì thế cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi lượng khách truy cập vào trang web bạn không nhiều. Tôi đã dành thời gian để suy nghĩ về cách để tăng lượng thông tin giá trị mang đến cho khách truy cập trên trang web của bạn.

Nó sẽ thu hút người truy cập nếu bạn không chỉ sao chép mà cố gắng biến nó thành cái của riêng mình. Sử dụng việc sao chép để nghiên cứu chứ đừng dùng nó làm nguồn nội dung chính. Hãy viết bài hoặc tóm tắt những gì liên quan đến nghiên cứu của bạn chứ đừng copy paste nguyên văn.

Google xác nhận giảm hiển thị Authorship trên kết quả Search

Người đứng đầu bộ phận tìm kiếm & chống SPAM của Google, Matt Cutts, đã xác nhận với chúng tôi rằng Google đã giảm 15% về số lượng các đoạn rich snippets trong hiển thị kết quả tìm kiếm.

Matt Cutts công bố trước đó tại PubCon cách đây vài tháng và nói rằng điều này sẽ xảy ra, nói rằng Google sẽ lấy đi các rich snippets hiển thị trong các website chất lượng thấp trong những tháng tới. Và điều này đã thực sự xảy ra. Matt nói điều này có thể sẽ làm giảm 15% rich snippets Author, và chỉ hiển thị những tác giả thực sự có uy tín hơn!Cyrus Shepard đã nhận thấy rằng MozCast đã đo lường thấy giảm giá trị quyền tác giả và các quản trị web gần đây thường phàn nàn về quyền tác giả của họ không xuất hiện.

Đây là một ảnh chụp màn hình của Mozcast và cho thấy sự sụt giảm.



Google xác nhận giảm hiển thị Authorship trong kết quả tìm kiếm

Matt Cutts của Google nói với chúng tôi: “Tôi có thể xác nhận rằng sự thay đổi này đã xảy ra.“Điều này có thể hoặc không liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng mà chúng ta phát hiện vào ngày 17 tháng 12, chúng tôi đang yêu cầu Google giải thích rỏ về vấn đề này!

Google Authorship sẽ là tương lai của SEO

Với Google Authorship, bạn có thể được Google đánh giá cao thông qua uy tín thương hiệu và cải thiện thứ hạng. Từ khi Google thường xuyên cập nhật thuật toán để kết quả tìm kiếm tốt hơn, tôi lại càng tin rằng quyền tác giả đang đóng góp vai trò ngày càng quan trọng để có được thứ hạng cao. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa? Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản Google+ và làm theo những chỉ dẫn hết sức đơn giản từ Google Authorship Book.



Thêm hình ảnh đại diện của bạn
Hãy tạo một liên kết tài khoản Google + với trang web của bạn. Bằng cách này, Google Authorship sẽ xác định bạn chính là tác giả của thông tin mà trang web đăng tải. Như vậy, hình ảnh đại diện trên Google+ của bạn sẽ xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm mà bạn là tác giả. Ngay cả khi người tìm kiếm không biết bạn là ai, nhưng nếu họ tìm kiếm và thấy một hình ảnh có vẻ chuyên nghiệp bên cạnh, khả năng họ click vào kết quả sẽ cao hơn. Các chuyên gia đã chứng minh rất nhiều lần rằng kết quả có hình ảnh tác giả ở bên cạnh sẽ có tỉ lệ click chuột cao hơn những kết quả bình thường. Thêm vào đó, nếu người tìm kiếm thấy hình ảnh của bạn càng nhiều, thì họ lại càng tin tưởng và cho rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực mà họ cần tìm kiếm.

Xếp hạng nhờ những nội dung sao chép
Có một thực tế đáng buồn là nhiều nội dung sao chép lại được xếp hạng cao hơn những nội dung gốc. Cho nên nếu bạn xác lập quyền tác giả cho một nội dung, Google sẽ xếp hạng nó cao hơn những bài viết sao chép khác. Thay vì người tìm kiếm tìm thấy những nội dung bị sao chép, họ sẽ tìm thấy bạn. Một lợi ích khác của Google Authorship là người khác có thể báo cho bạn biết nếu nội dung của bạn bị sao chép, và bạn có thể báo cáo nội dung này với Google để họ gỡ bỏ chúng khỏi kết quả tìm kiếm.

Kết nối với người đọc
Quyền tác giả sẽ giúp bạn kết nối với các followers và xây dựng hệ thống dễ dàng hơn. Người đọc có thể xem thông tin của bạn trực tiếp từ kết quả tìm kiếm của Google+ và qua đó biết rõ về tác giả hơn. Hồ sơ của tôi không chỉ bao gồm danh sách các blog của bạn mà còn cung cấp cả đường dẫn để người đọc có thể xem nội dung của tôi thông qua mục tìm kiếm tùy chỉnh. Người xem có thể lập tức biết được tác giả là ai và nếu họ cũng sử dụng Google+, có thể thêm bạn vào vòng kết nối nếu muốn. Hãy cài đặt Google Authorship, nó sẽ giúp bạn kết nối với cộng đồng trong lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Index nhanh hơn
Khi bạn liên kết một nội dung với tài khoản Google+, nó sẽ được Google index nhanh hơn. Chức năng Google Authorship sẽ giúp bạn kết nối với những nội dung được ưu tiên trên các trang web khác. Bạn được index càng nhanh, người ta sẽ càng tìm được thông tin của bạn sớm, nổi bật hơn những thông tin khác. Một trong những điều tôi vẫn thường nói với khách hàng của mình là ngay cả khi bạn thực hiện SEO rất tốt, bạn vẫn có thể bị bỏ lại phía sau bất cứ khi nào bởi sự cạnh tranh. Nếu nội dung của bạn được index nhanh hơn, người tìm kiếm sẽ tìm ra bạn trước đối thủ cạnh tranh và bạn có cơ sở để xây dựng thêm lượng độc giả mới.

Author Rank
Google đang bắt đầu tiến hành xếp hạng các trang web có cài đặt Google Authorship dựa trên tính thu hút và các yếu tố xã hội khác. Những trang web có thông tin rõ ràng sẽ được xếp hạng cao hơn những trang web bình thường. Trong quá trình này, nội dung vẫn là yếu tố hàng đầu trong quá trình xếp hạng. Nếu bạn có một nội dung tuyệt vời, Author Rank sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm trên Google. Tuy Author Rank vẫn chưa được hoàn tất, nhưng một số tính năng của nó đã được sử dụng trong thuật toán của Google. Khi Google hoàn thiện hệ thống xếp hạng mới này, bạn sẽ thấy một sự cải tiến lớn trong thứ hạng của mình. Bằng cách sử dụng tính năng Authorship, nó sẽ giúp bạn có được số lượng lớn độc giả và gây được ảnh hưởng với các phương tiện truyền thông xã hội, do đó bạn sẽ luôn nằm trên top của kết quả tìm kiếm một khi Author Rank được hoàn tất.

Lời khuyên
Nếu bạn muốn nội dung của bạn được nhiều người đọc hơn nữa và muốn xây dựng quyền tác giả trên Google, hãy tham gia Google + và sử dụng Google Authorship.

WMT : Google nên có sự tiếp cận với SEO?

Buổi sáng Giáng sinh, tôi nhận được một email mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến: một email cá nhân từ Google. Và tôi thực sự cảm thấy đây như một món quà giáng sinh ý nghĩa!

Ra khỏi giường, như thường lệ, tôi đã uống 3 lon Red Bull và kiểm tra tin nhắn. Ban đầu, tôi không ngạc nhiên khi thấy một email từ Google. Tôi nghĩ đó là một thông báo tự động về hồ sơ liên kết hoặc một cái gì đó như thế. Nhưng tôi đã sai.



Email đó từ một trong những nhà phân tích xu hướng quản trị website của Google. Ông đã liên hệ với tôi về một tình huống bảng xếp hạng - trong bảng xếp hạng điện thoại thông minh - cho một trong những lĩnh vực thương hiệu của tôi! Nhưng đừng nhầm lẫn điều này với thông báo gần đây của Google về việc bổ sung các lỗi thu thập dữ liệu cụ thể điện thoại thông minh trong Google Webmaster Tools. Đó là một tiếp cận tự động và là một cái gì đó khác hoàn toàn.

*(WMT - Webmaster Tools)

Một email cá nhân tôi nhận được từ Google nói rằng, tôi có một vấn đề chuyển hướng đã làm ảnh hưởng đến chỉ số xếp hạng điện thoại di động của tôi. Hãy xem email thực tế mà tôi đã nhận được dưới đây.

WMT: Google nên có sự tiếp cận với SEO?

Bạn đã nhận được một email tương tự như vậy từ Google? Có lẽ đó là một phần của một sáng kiến ​​hay quy trình mới, nhưng tôi đã không nghe thấy bất cứ điều gì về nó.

Nhìn chung, email này có vẻ được viết thủ công chứ không phải email tự động, hoặc ít nhất là bán thủ công. Tôi biết điều này vì. Trước hết, các email có chứa chữ ký cá nhân. Hơn nữa, nhận thấy rằng các tin nhắn bao gồm địa chỉ email "trả lời" thực tế chứ không phải là email tự động wmt-noreply@google.com. Những yếu tố này cho tôi tin rằng email này là của một người nào đó tại Google.

Theo tôi nghĩ rằng điều quan trọng cần lưu ý là lĩnh vực được đề cập trong email ban đầu đạt được một số lượng đáng kể lưu lượng truy cập ( khoảng 25K lượt người truy cập mỗi ngày). Nói cách khác, khối lượng này có thể giúp kích hoạt email.

Nếu điều này là một phần của một sáng kiến ​​lớn hơn, tôi nghi ngờ rằng các người chơi nhỏ hơn sẽ nhận được cùng một mức độ dịch vụ. Đó là một sự xấu hổ, bởi vì khi tôi nhận được lưu ý của Google, ngay lập tức tôi nghĩ đến người bạn tốt của tôi, Todd.

Năm ngoái, Todd đã có một vấn đề với việc lập chỉ mục các trang web chi tiết sản phẩm của mình sau khi được thiết kế lại. Điều này làm doanh số bán hàng giảm xuống, và anh gần như đã phải đóng cửa kinh doanh điện tử bán lẻ của mình vì nó phụ thuộc nhiều vào lưu lượng truy cập. Nếu Google đã thông báo với anh về vấn đề này, nó có thể giúp anh giải quyết nhiều khó khăn.

Một món quà tiếp tục được gửi đến!

Trong khi tôi đang hạnh phúc và biết ơn cách tiếp cận đó của Google, tôi hy vọng rằng nó là một phần của một sáng kiến ​​lớn hơn, vì tôi nghĩ rằng nó có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho cộng đồng SEO. Một trong những thách thức lớn nhất các chuyên gia SEO là vật lộn với việc thực hiện các khuyến nghị của chúng tôi!

Khi chúng tôi nói với các thương hiệu và cơ quan phát triển của họ rằng họ cần phải thay đổi mã hóa của họ và cách họ xử lý chuyển hướng cuộc gọi để tránh mất giá trị xếp hạng, họ hiếm khi nói "Sẵn sàng đồng ý". Thay vào đó, họ thường lập luận lại hoặc thách thức với những khuyến nghị của chúng tôi.

Nhưng nếu Google gửi email cá nhân cảnh báo quản trị web về giải quyết vấn đề khu vực, SEO sẽ có tài liệu thực tế từ Google và quay lại xem xét các khuyến nghị của họ. Và điều này sẽ tuyệt vời như thế nào?

Nhận được hướng dẫn rõ ràng và trực tiếp từ Google bằng hình thức tiếp cận này sẽ còn quan trọng hơn khi công nghệ tiếp tục phát triển, vì sự phức tạp của các khuyến nghị hữu cơ sẽ gia tăng. Phức tạp bổ sung này đã dẫn đến rất nhiều phỏng đoán của những người SEO, đặc biệt là liên quan đến tác động của một biến khác.

Nhưng hướng dẫn Google đã gửi trong email ở trên đã loại bỏ sự cần thiết phải suy đoán và nêu ra các vấn đề: một chuyển hướng bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng chỉ số xếp hạng điện thoại di động của bạn. Như công nghệ tiếp tục phát triển, SEO và thương hiệu sẽ hưởng lợi rất nhiều từ sự hướng dẫn trực tiếp và rõ ràng như vậy từ Google.

Nói chung, tôi hy vọng cách tiếp cận tôi nhận được từ Google không phải là một sự kiện độc nhất. Tôi mong muốn các nhà phân tích xu hướng Webmaster của Google tiếp cận với SEO hơn và cung cấp rõ ràng các vấn đề kỹ thuật phức tạp có tác động quy mô lớn như trên. Cuối cùng, những nỗ lực tiếp cận như vậy có thể thực sự là món quà cho SEO và tiếp tục được gửi đến nữa.

Bạn đã nhận được email cá nhân tương tự từ các nhà phân tích xu hướng quản trị website của Google chưa? Nếu vậy, tôi rất thích nghe những suy nghĩ của bạn về nó.

Nguồn thegioiseo.com

Tất cả về Thuật toán chim Ruồi Hummingbird

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là một “thuật toán tìm kiếm”?
Thuật toán tìm kiếm là một thuật ngữ về kỹ thuật giúp bạn hình dung được công thức mà Google sử dụng để sắp xếp hàng tỷ trang web và những thông tin của nó, nhằm đưa ra những kết quả mà Google cho rằng đó là câu trả lời hay nhất cho người tìm kiếm.

Khi nào là lần cuối cùng Google thay đổi thuật toán lớn của mình?
Thuật toán Caffeine (năm 2010), là một trong những thay đổi to lớn nhất, giúp Google hoàn toàn thu thập và index thông tin chứ không phân loại được chúng.

Thuật toán “Hummingbird” là gì?
Là tên gọi của một thuật toán tìm kiếm mới mà Google sử dụng vì Google tin rằng nó sẽ đem lại kết quả tìm kiếm tốt hơn. Sau khi thảo luận và thống nhất, thuật toán có tên Hummingbird này được chính thức công bố vào ngày 26/09/2013 tại một cuộc họp báo.

Thuật toán Hummingbird được áp dụng khi nào?
Sự ra mắt của thuật toán mới này đã làm chấn động toàn thể cộng đồng marketing trên thế giới, đặc biệt là khi nó đã được áp dụng trên Google.com ít nhất 30 ngày trước, và ngày 26/9/2013 chỉ là ngày Google công bố mà thôi.

Tất cả về Google Hummingbird - Thuật toán chim Ruồi



Vì sao lại gọi là thuật toán Hummingbird (chim ruồi)?

Theo thông tin mà mình tra trên Wiki thì Chim ruồi, còn được gọi là họ Chim ong (danh pháp khoa học: Trochilidae) là một họ chim nhỏ, khi bay chúng đứng nguyên ở một chỗ, đôi cánh của chúng đập trên 70 lần/giây, vì vậy chúng được đặt tên là chim ruồi. Google giải thích, tên gọi đó nói lên được sự “chính xác và nhanh chóng”.

Penguin, Panda và những “update” khác — những thứ đó có khiến thuật toán thay đổi hay không?
Panda, Penguin và những thuật toán khác là những thay đổi một phần nào đó trong thuật toán cũ, chứ không hoàn toàn thay thế nó. Hãy thử tưởng tượng, giống như một cỗ máy. Những thuật toán Panda hay Penguin cũng giống như việc thay đổi một bộ phận lọc dầu hay thay phanh mới. Hummingbird là một cỗ máy hoàn toàn mới, mặc dù nó vẫn sử dụng một số phần của thuật toán cũ, chẳng hạn như Penguin và Panda.

“Cỗ máy” mới đang sử dụng những bộ phận cũ?
Đúng, mà cũng không đúng. Một số bộ phận hoạt động rất tốt, vì thế chẳng có lý do gì để loại bỏ chúng cả. Một số phần khác sẽ được thay thế. Một cách tổng quan, theo Google, Hummingbird là một cỗ máy mới được xây dựng trên nền tảng những bộ phận đã có sẵn và thêm vào những bộ phận mới, được tổ chức theo một cách khác nhằm phục vụ đặc biệt cho nhu cầu tìm kiếm ngày nay, tốt hơn cỗ máy được tạo ra cách đây 10 năm trước bằng kỹ thuật của ngày trước.

Vậy nghĩa là thuật toán “PageRank” xem như đã hết thời?
Không. PageRank là một trong 200 “nguyên liệu” làm nên Hummingbird. Hummingbird sẽ nhìn vào PageRank – xét xem những liên kết đến trang đấy quan trọng như thế nào – cùng với những yếu tố khác chẳng hạn như trang đó có chất lượng hay không, từ ngữ được sử dụng trên đó như thế nào và rất nhiều thứ khác.

Hummingbird được sử dụng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
Hãy thử tưởng tượng một chiếc xe 67 huyền thoại có mặt tại Việt Nam từ thời Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ việc đi lại của các tầng lớp dân cư. Hai dòng xe 67 chủ yếu thời đó là SS 50 (sản xuất năm 1967) và SS 50E (sản xuất năm 1971). Nó có thể là một chiếc xe tên tuổi, có một động cơ tuyệt vời nhưng sẽ thiếu mất vài thứ chẳng hạn như không có hệ thống phun xăng điện tử như các xe tay ga hiện nay hoặc tiết kiệm xăng. Khi Google áp dụng thuật toán Hummingbird cũng tương tự như việc nó tháo gỡ động cơ cũ và thay vào đó một động cơ mới khác, và nó làm nhanh đến nỗi chúng ta không thể nhận ra sự thay đổi đó.

Hãy bắt đầu với một số thông tin được Google chia sẻ trên blog của họ. Họ giới thiệu những cải tiến mới của hệ thống Knowledge Graph (http://www.google.com/insidesearch/f...knowledge.html), khiến quá trình tìm kiếm trở nên dễ dàng và nhanh chóng, người tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm được những kết quả họ cần.

Theo Google, thuật toán này sẽ thông minh hơn, bởi vì thuật toán này đã được sắp xếp để giải đáp các câu hỏi phức tạp và cải thiện các dữ liệu có sẵn thông qua Knowledge Graph. Nó có thể chọn lọc và cung cấp câu trả lời chính xác hơn trong một thời gian ngắn hơn, nó sẽ dự đoán trước thông tin bạn cần và giúp bạn xây dựng câu truy vấn cũng như tìm kiếm kết quả và đồng thời đưa ra đáp án, dữ liệu một cách nhanh chóng. Bạn không cần phải click chuột vào từng trang web để xem thử, mà dữ liệu và đáp án sẽ được hiển thị sẵn và dễ tìm. Google có thể giữ chân người dùng trên các trang kết quả tìm kiếm của họ lâu hơn. Đổi lại, điều này sẽ tăng số lần hiển thị cho các sponsored ads, giúp họ tăng doanh thu và lợi nhuận.

Google tối ưu hóa thuật toán để có thể nó trở nên thông minh hơn, phân tích ngữ nghĩa và có thể hiểu được những từ ngữ đơn giản đóng vai trò cốt lõi trong việc thực hiện mục tiêu tăng thời gian người truy cập lưu lại trên trang web và cải thiện doanh thu.Mục tiêu quan trọng thứ hai đó là thực hiện một cuộc cải cách lớn cho quá trình tìm kiếm trên điện thoại di động, để nó hoạt động tốt hơn trên điện thoại di động. Bởi vì số người thực hiện tìm kiếm trên điện thoại di động ngày càng nhiều,thuật toán đã được phát triển để có thể hiểu được những truy vấn dài hơn và phức tạp hơn.

“Trang kết quả tìm kiếm được tối ưu hóa để trở nên đơn giản hơn, rõ ràng hơn, cảm ứng nhạy hơn và kết quả được nhóm rõ ràng nên người dùng sẽ dễ dàng tập trung hơn vào kết quả họ cần tìm.”

“Google vẫn sẽ tiếp tục cải tiến để ngày càng đổi mới và cung cấp cho bạn quá trình tìm kiếm đơn giản và trực quan hơn. Bởi vì quá trình tìm kiếm trên smartphone có tốc độ chậm như khi bạn truy cập Internet bằng modem dial–up.” Theo Amit Singhal, Phó chủ tịch cấp cao của Google Search.


Chúng ta còn biết gì khác ngoài những thông tin đã công bố trong buổi họp báo và Google Blog ?
Thuật toán Hummingbird ảnh hưởng đến 90% kết quả tìm kiếm trên toàn thế giới. Vì sao lại như vậy ? Trong khi thuật toán Penguin chỉ ảnh hưởng đến 3% truy vấn mà tác động của nó đem lại đã cực kỳ lớn. Lý do là, thuật toán này không hề ảnh hưởng đến chất lượng tìm kiếm, mà chỉ tập vào việc thu hồi dữ liệu, cải tiến phân tích trí tuệ và cách thức hiển thị kết quả.

Khi được hỏi về những tác động mà Hummingbird đem lại, Amit Sinhal cho biết: “Với những truy vấn tìm kiếm phức tạp hơn, thuật toán này có thể hiểu tốt hơn.” Do đó có thể thấy thuật toán này tập trung hơn vào quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nó có thể hiểu những từ khóa dài và phức tạp tốt hơn.Singhal cũng cho biết rằng Hummingbird cũng là một cách để hiển thị và tái sử dụng những dịch vụ mới để cải thiện kết quả tìm kiếm. Điều này đã được áp dụng triệt để trong những thay đổi của Google suốt 24 tháng vừa qua.

Gần đây Google cũng đưa ra thêm thông tin về việc ra mắt một số công cụ, thuật toán mới như:
In-dept articles (8/ 2013)
Knowledge Graph (5/ 2012)
Google Now (4/ 2013)
Google Conversational Search (5/2013)


Bây giờ, hãy nói về Google Plus và mối quan hệ giữa nó và thuật toán chim Ruồi vừa được đưa ra này. Tại Social Media Weekly Los Angeles 2013, một đội ngữ từ của Google đã có một buổi nói chuyện về cách Google Plus cải thiện kinh nghiệm tìm kiếm.

Họ giải thích rằng Google Plus đóng vai trò chủ chốt trong quá trình Google lập kế hoạch nhằm cải thiện trải nghiệm người tìm kiếm trong tương lai. Google sẽ tiếp tục cải thiện khía cạnh xã hội này, vì quá trình tìm kiếm đang dần trở nên xã hội hóa, người dùng cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn khi liên tục sử dụng mạng xã hội và thiết bị di động. Đồng thời họ cũng công khai bàn luận về cách mà Google đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm. Họ khuyến khích những người tham gia tại hội nghị sử dụng Google Plus thường xuyên để chia sẻ nhiều kiểu nội dung, bao gồm văn bản, âm thanh và hình ảnh để cải thiện khả năng được hiển thị.

Bạn có thể thắc mắc vì sao tôi lại nói Google Plus có liên quan đến thuật toán Hummingbird. Câu hỏi của hầu hết các bạn làm SEO là: Hummingbird liên quan gì với Google Plus? Mới đây, Matt Cutts đã tuyên bố rằng lượng Google +1 trên Google Plus không hề làm tăng mức hạng. Vậy liệu Hummingbird có ảnh hưởng đến quá trình phân tích số lượng Google +1 và dữ liệu của Google Plus không? Hummingbird có phân tích những tín hiệu xã hội khác nhau không? Liên kết vẫn tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong Hummingbird hay thuật toán này sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào các tín hiệu xã hội?

Theo như Danny Sullivan, Google đã tuyên bố rằng:
“Nói chung, Hummingbird là một công cụ mới được xây dựng trên các thuật toán mới và cũ, được tổ chức một cách đặc biệt là phục vụ nhu cầu tìm kiếm ngày nay, chứ không phải là một tạo ra cho các nhu cầu của mười năm trước, với các công nghệ đã lỗi thời.”

Danny cũng tuyên bố rằng Hummingbird vẫn sẽ xếp hạng các trang web bằng cách phân tích liên kết. Thuật toán Panda và Penguin vẫn sẽ được sử dụng, như một bộ lọc và ảnh hưởng đến quá trình xếp hạng của các kết quả tìm kiếm. Theo như Sullivan cho biết, các thuật toán cũ này vẫn được sử dụng như một phần của thuật toán nâng cao Hummingbird.

Vậy thì, Hummingbirds tác động đến kết quả tìm kiếm của Google như thế nào?
Thuật toán này sẽ giúp cũng cố khả năng giải đáp thắc mắc của Google, đưa ra dự đoán cho những ý định tìm kiếm của người dùng và giữ họ lưu lại trên trang web lâu hơn, nhằm cải thiện trải nghiệm tìm kiếm cũng như doanh thu. Tất cả những thuật toán trước đây đều tập trung vào chất lượng tìm kiếm, nhưng thuật toán Hummingbird tập trung hơn vào trải nghiệm và giao tiếp xã hội. Cũng như sức mạnh của công nghệ ngày một phát triển, các robot của Google giờ đây có thể trả lời câu hỏi và mô phỏng trí thông minh của con người.

Thuật toán Hummingbird đã được áp dụng vào tháng trước hoặc lâu hơn thế mà không ai nhận ra. Ngay cả Moz, Search Engine Watch hay các công ty dịch vụ công nghệ lớn cũng không hề nhận ra sự thay đổi này. Nếu thuật toán này thật sự có ảnh hưởng lớn đến quá trình xếp hạng và hiển thị kết quả tìm kiếm, mọi người đã phải nhận ra sự thay đổi của chúng. Nhưng chúng ta chỉ biết khi Google tổ chức buổi họp báo và chính thức ra mắt nó sau khi đã áp dụng thành công. Vì vậy rõ ràng là thuật toán này thay đổi các tính năng bên trong, không phải như Penguin hoặc Panda. Tuy kết quả của thuật toán đem lại không dễ dàng nhận thấy được, nhưng với thuật toán này, Google sẽ trở nên thông minh và quyền lực hơn bao giờ hết.

Trong tuần này, Google cũng đã mã hóa tất cả dữ liệu từ khóa để các marketers không cần phải theo dõi lượng truy cập bằng những từ khóa của các quá trình tìm kiếm tự nhiên (not provided). Sự đồng loạt thay đổi này liệu có phải là ngẫu nhiên không?

Các marketer chúng ta sẽ phải làm quen với sự thay đổi lớn này như thế nào ?Tập trung vào Google Plus
“Google plus là mạng xã hội nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên Google.”

Bên cạnh việc marketing nội dung và xây dựng liên kết chất lượng cao, tôi tin rằng Hummingbird sẽ là một nền tảng xã hội cho các thuật toán tìm kiếm. Google Plus giờ đây đã trở thành khía cạnh cơ bản và cốt lõi của Google SEO. Singhal không hề đề cập đến Google Plus tại buổi họp báo, nhưng phân tích báo cáo của họ cùng với những thay đổi của Google Plus đã tạo ra một mối liên kết rõ ràng. Nếu bạn đang tham gia vào cộng đồng Google Plus và xây dựng được một lượng bạn bè ở đó, bạn thường xuyên trả lời các câu hỏi, hay tạo ra các nội dung dưới dạng video bằng Hangouts và Youtube, và sử dụng hashtags thì bạn đang xã hội hóa tìm kiếm và đây chính xác là những gì mà Google hướng đến.

Nếu bạn tập trung vào marketing nội dung, xây dựng uy tín, liên kết chất lượng cao và cung cấp giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng, thì bạn đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu xếp hạng của Hummingbird. Tối ưu hóa nội dung cho điện thoại di động và tập trung vào NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) cũng như phân tích, nghiên cứu ngữ nghĩa từ khóa cũng có thể giúp tăng khả năng hiển thị của bạn trong thuật toán này.

Thuật toán Panda vẫn tiếp tục được sử dụng để “phạt” những nội dung vô giá trị, Penguin để xử lý những liên kết không tự nhiên hoặc chất lượng thấp… thì có lẽ thuật toán Hummingbirds sẽ là giải quyết khía cạnh xã hội của quá trình tìm kiếm như một phương pháp cạnh tranh trong môi trường tìm kiếm xã hội hóa này, đặc biệt là khi Facebook cho ra đời công cụ Facebook Open Graph.

Bạn có đồng ý không? Bạn có tin rằng thuật toán Hummingbird này sẽ tăng tầm quan trọng của các tín hiệu xã hội không? Google Plus có phải là một yếu tố quan trọng không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình nhé.

Nguồn : thegioiseo