Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Những công cụ SEO miễn phí tốt nhất hiện nay

1. Google Webmaster Tools

Google là chủ bộ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và Google cũng thường xuyên "tặng" cho người dùng những Công cụ miễn phí thực sự giá trị, và Google Webmaster Tools là một trong những số đó. Đây là 1 dịch vụ yêu cầu bạn phải đăng ký tài khoản và chứng thực mình là chủ sở hữu của website thông qua khá nhiều hình thức tuỳ chọn (upload file html lên root hoặc chèn code vào website...)



Google Webmaster Tools cung cấp rất nhiều những báo cáo chi tiết và hữu ích về những thành phần quan trọng của website bạn với SEO như: Lượng truy cập tới từ nguồn nào, từ keyword nào? sitemap, robots.txt của bạn ra sao? Website có trang nào bị lỗi (not found, not follow...)

Thậm chí Google Webmaster Tools còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác.

2. Google Analytics

Google Analytics thậm chí còn nổi tiếng hơn Google Webmaster Tools do mức độ phổ biến và dễ sử dụng của nó. Công cụ cho phép giám sát và phân tích mọi yếu tố liên quan tới webiste của bạn. Từ nguồn traffic, landing page, chi tiết từng ngày/tuần/tháng và rất nhiều báo cáo quan trọng khác liên quan tới nội dung và liên kết của website bạn, từ đó giúp bạn có chiến lược phát triển (hoặc sửa chữa) thích hợp và kịp thời.

Hãy dừng lại ở bước này, và bổ sung ngay 2 công cụ miễn phí - phan mem SEO miễn phí đầy giá trị trên vào website của bạn, trước khi làm bất cứ điều gì khác để mơ tưởng về việc làm SEO!

3. Yahoo! Site Explorer

Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.

Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).

Theo thông tin mới cập nhật, cuối tháng 1 vừa qua Yahoo! Site Explorer đã có đối thủ cạnh tranh, đó là công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) do SEOmoz tung ra.

4. Microsoft IIS SEO Toolkit

Không thua kém các bộ máy tìm kiếm khác, Bing của Microsoft cũng cung cấp cho người dùng một phần mềm SEO tương đối chất lượng, đó là Microsoft IIS SEO Toolkit. IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.

Công cụ này hiện chỉ có thể cài trên máy chủ web IIS 7, nhưng có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần webserver chạy trên IIS 7, có thể làm việc với webserver Apache chạy trên Linux).

5. Google Alerts

Làm SEO không phải chỉ cần quan tâm tới website, keyword mình, mà điều quan trọng không kém là luôn nắm bắt được tình hình phát triển của đối thủ. Biết đối thủ đang làm gì ngay khi họ vừa bắt đầu tiến hành, có nghĩa là mình đã thắng được 50%, và Google Alerts là 1 công cụ mạnh mẽ giúp bạn làm điều đó.
Google Alerts cho phép bạn đặt lịch để Google thông báo cho bạn việc 1 từ khoá nào đó được xuất hiện trên mạng internet mà google tìm thấy được. Bạn có thể đặt lịch cho Google thông báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc bất cứ khi nào từ khoá xuất hiện. Chắc chắn công cụ này sẽ bổ sung vào danh sách các phần mềm SEO tốt nhất và hoàn toàn miễn phí của bạn!

6. SEO Quake

SEO quake là một công cụ không thể thiếu khác dành cho các webmaster hoặc bất cứ ai tham gia vào việc làm seo. SEO Quake cho bạn biết các thông tin cơ bản và rất quan trọng của một website như:

- Pagerank (PR) của một trang.

- Số trang trên website của bạn đã được Goolge/Yahoo/Bing index (đánh chỉ mục)

- Các thông tin khác về độ tuổi tên miền, có sitemap, robots.txt không?
- …

SEO quake đưa ra rất nhiều lựa chọn tích hợp cho người dùng như: Tích hợp vào Tool bar, vào status bar và vào trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của người dùng.

Cách viết bài để Seo website lên top Google nhanh

Các nguyên tắc khi viết bài cho website 

1.Từ khóa bạn cần Seo phải đặt ở đầu tiên của title

Chẳng hạn bài viết này tôi cần Seo cho từ Seo website thì tôi đặt title là

Seo website | Nghệ thuật viết bài để Seo web top Google nhanh

2.Có thể viết title theo lối diễn dịch   "Dichvuseo: Dịch vụ Seo website giá rẻ". Lúc này độ tập trung từ khóa ở title sẽ cáo mà không phạm quy tắc spam từ khóa



3.Đặt title bài viết trong thẻ h1 tuy hơi xấu nhưng mà gấu. Google thấy những gì to bự là thích

4.Tạo link với từ khóa cần Seo cho bài viết ngay ở phần đầu của bài viết

5.Phân bố tổ hợp con của từ khóa trong toàn bộ bài viết

6.Đã gắn link cho từ nào thì từ đó phải tồn tại ít nhất 2 lần trong bài viết

7.Không được lặp lại từ khóa nhiều lần

8.Gắn link với từ khóa nào thì chỉ gắn duy nhất 1 lần

9.Độ dài title tối đa 14 từ <=>70 kí tự

10.Đặt title hiệu quả là điều tuyệt với nhất giúp bạn giảm thiểu thời gian

Ví dụ title: Seo website | Nghệ thuật viết bài để Seo web top Google nhanh

Tôi có thể Seo cho các tổ hợp từ khóa sau Seo website, nghệ thuật viết bài, Seo website nhanh, Seo web top Google, Seo website top Google, Seo top Google, Seo web top Google nhanh, nghệ thuật Seo

Trong tình hình cạnh tranh khóc liệt như hiện nay thì đặt title chứa tổ hợp từ khóa Seo càng nhiều càng tốt

11.Độ dài chuẩn của description and key word. Các bạn có thể so sánh với chuỗi bên dưới. Nếu dài hơn thì rút gọn lại bỏ những từ không cần thiết đi

"Seo website | Nghệ thuật viết bài để Seo web top Google nhanh | Chuyên tư vấn  free chiến lược marketing website top 1 Google với những từ khóa hiệu quả"

12.Description, keywrods mỗi trang khác biệt nhau

13.Text bài viết phải tối thiêu 12px

14.Không được bôi bài viết quá nhiều màu sắc

15.Không gắn nhiều link không chứa trong cụm từ của title. Nếu gắn thì cụm từ đó xuất hiện ít nhất 2 lần trong bài viết

Các nguyên tắc chuẩn Google khi đặt title, description, keywords cho  bài viết

Title, description, keywords chiếm 20% toàn bộ quá trình Seo vì thế cần đặt đúng. Tôi đang minh họa cho từ khóa cần Seo là "Seo website"

1.Title có độ dài 65->70 kí từ bằng chuỗi này "Seo website | Nghệ thuật viết bài để Seo web top Google nhanh"

2.Title có chứa từ khóa và ko được spam dạng này "Seo website | Seo | Website | Seo website"

3.Google phân biệt địa danh tên riêng vì thế từ nào cần viết hoa thì phải viết hoa

4.Nội dung title phải liên quan tới bài viết

5.Description dài 150 kí tự tương đương chuỗi này "Seo website | Nghệ thuật viết bài để Seo web top Google nhanh | Chuyên tư vấn  free chiến lược marketing website top 1 Google với những từ khóa hiệu quả"

6.Descripton không nên quá dài, sẽ làm độ tập trung từ khóa thấp

7.Description là phần show sau title để người viết đọc nó quyết định sự thành công của bạn vì thế đặt cho tối ưu và hấp dẫn với độc giả

8.Key words gần giống description nhưng nó là mô tả ngắn và không hiển thị trong kết quả search vì thế lọc bỏ những từ không cần thiết. Không nên chèn những từ khóa không có trong title. Phải băm nhỏ title thành nhiều cụm từ có nghĩa rồi nhét vào.

Những loại hiển thị Rich Snippet

Rich Snippet là gì?

Nói theo cách dễ hiểu, Rich Snippets là đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị các thông tin thêm có trong những bài viết đặc biệt (bài đánh giá, sản phẩm, ứng dụng, âm nhạc, sự kiện, tác giả…) trên công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp thêm những thông tin giá trị đến người dùng giúp họ xác định kết quả tìm kiếm mà họ đang cần một cách chính xác và nhanh chóng hơn !

Rich Snippet hiện nay có thể hiển thị với 3 định dạng: Microdata, Microformats, RDFa. Để tìm hiểu cụ thể từng định dạng viết như thế nào, bạn click vào link Rich Snippet Type bên dưới.



Để tìm hiểu đầy đủ các kiểu hiển thị Rich Snippet các bạn có thể đọc bài Rich Snippet Type của Google.

9 kiểu hiển thị Rich Snippet phổ biến :

Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Loại hiển thị này sẽ bao gồm 1 hình ảnh thum, star rate, số review và cả giá tiền của phần mềm này

Author – Dùng để xác định quyền tác giả. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.

Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.

Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.

People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.

Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.

Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.

Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết. – Đây là kiểu Rich Snippet đầy đủ và đẹp nhất hiện nay

Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó.

Ưu điểm gì khi dùng Rich Snippet

Mỗi loại Rich Snippets đều có những lợi ích đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả các lợi ích đó chúng ta có thể hiểu là làm nổi bật kết quả của website mình trên máy tìm kiếm. Đồng thời bổ sung những thông tin có giá trị đến với người dùng và tăng khả năng họ click vào nếu các thông tin đó phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, tất nhiên tỷ lệ Click Through Rate (CRT – tỷ lệ click/số lần hiển thị) cũng được cải thiện đáng kể. Với Rich Snippet thì dù khả năng SEO của bạn không tốt cho lắm, nhưng tỷ lệ click vào trang web của bạn vẫn sẽ khá cao, tất nhiên là vị trí của bạn không được quá thấp :D

2 dạng Rich Snippet thông dụng và dễ làm nhất hiện này chính là dạng Author và Review.

4 lưu ý khi viết nội dung

1. SEO Copywriting – Viết nội dung phục vụ Seo

Nếu như những năm trước đây, bạn hay bắt gặp những nội dung giả tạo được tạo ra trong những trang nội dung nhằm mục đích SEO cho những từ khóa. Khi nói đến SEO Copywriting người ta nghĩ tới điều:”Những gì họ chỉ là việc chèn hàng loạt các từ khóa vào nội dung”.



Có hai vấn đề xảy ra: Một là nội dung của trang không thực sự tốt. Và một điều quan trọng nữa là ngày nay, các Search Engine đang dần tốt hơn khi đang nhận ra các nội dung không hoàn toàn tự nhiên, điều đó có nghĩa rằng thứ hạng tìm kiếm của bạn có thể sẽ không được cải thiện nếu nội dung của bạn quá rối rắm . Hãy cân nhắc điều này và bạn sẽ cung cấp cho người dùng những nội dung có giá trị, đó sẽ là 1 điều tích cực.

Bạn nên lưu ý rằng có rất nhiều lý do để lên một cấu trúc nội dung tốt cho SEO. Điều này không chỉ giúp các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao trang web của bạn mà còn là vấn đề lâu dài của trang web trong nhận thức người dùng.

2. Conversion Rate

Khái niệm này đề cập đến việc thử nghiệm nhiều trương hợp chuyển đổi trên các trang của bạn, đo mức độ chuyển đổi rồi chọn ra cái chuyển đổi tốt nhất. Thường thì những thay đổi đơn giản có thể mang lại hiệu quả rất tốt nhất. Một nguyên lý mà người ta hay dùng để miêu tả sự tối ưu trong quá trình chuyển đổi đó là ” càng ít càng tốt”, hay một sự đánh giá có giá trị đó là việc giảm thiểu sự phân tán tập trung nội dung trên trang web của bạn. (ví dụ như các liên kết tới các nguồn khác hay trình bày quá nhiều chữ trên trang).

Trong khi tối ưu hóa chuyển đổi cực kỳ quan trọng, nó chỉ nhìn vào một phần của câu hỏi – làm thế nào trang web của bạn chuyển các khách truy cập tới một trang hoặc tập hợp các trang trên trang web. Ngoài ra, nó sẽ không đưa vào các kết quả tìm kiếm một cách rõ ràng như là đối với các trang văn bản.

3. Giá trị các liên kết

Khi phân tích các liên kết dẫn tới website của bạn (ko phải mua chúng hay thực hiện sự trao đổi nào), một câu hỏi then chốt đó là người ta muốn link đến website của bạn vì lí do gì. Những nhà dẫn dắt dư luận đã được công nhận và những nhãn hiệu đã được thừa nhận (ví dụ như Coca-Cola) sẽ luôn có được các liên kết chính bởi họ là ai. Nếu bạn không rơi vào một trong hai, thì bạn nên quay trở lại suy nghĩ cung cấp thứ gì độc đáo và hấp dẫn trên Web site của mình để có được các liên kết tới đó.

Một số người sử dụng thuật ngữ “link bait” để nói tới việc sinh ra những nội dung chỉ nhằm mục tiêu thu hút các liên kết. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm đáng lưu ý, bởi nếu bạn trở nên quá tập trung vào việc sử dụng nội dung để thu hút các liên kết, thì có thể bạn sẽ tạo ra nội dung chẳng liên quan gì tới trang của bạn, nếu không thì cũng không tốt cho hình ảnh trang web của bạn.

4. Kết hợp Social

Liệu người dùng của Twitter hay Facebook có bắt đầu chuyền tay nhau các liên kết tới nội dung của bạn? Hay liệu các user của StumbleUpon có tình cờ thấy được chúng?

Nói cách khác, bạn không muốn các mạng này có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào tới những gì bạn đưa ra. Điều này ngày càng có tác động mạnh tới chiến lược phát triển nội dung của bạn. Trong vài năm tới, nó có thể là vấn đề có ảnh hưởng lớn cần xem xét.