Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Lời trẻ em trên đường

Đường phố đông đúc nên thường thì nhà tôi luôn tránh “giờ cao điểm” buổi sáng, phải đưa con đi học sớm hơn tầm nửa tiếng. Nhưng buổi chiều con phải hết giờ học mới được về nên không thể đón sớm hơn. Khổ nhất là tan sở, phải đánh vật với đường phố đông đúc, ai cũng len lách muốn được chen lên trước để về.

Ai cũng muốn nhanh hơn người khác nên khi đèn còn chưa chuyển sang vàng, nhiều xe đằng sau đã thúc giục bằng những màn còi inh ỏi. Nhất là khi có người đằng sau xe mình muốn vượt đèn đỏ sẽ to tiếng, thậm chí văng tục, nếu mình phản ứng lại có khi bị ăn đòn như chơi.

Thế Làm bảng hiệu công ty nên nhiều khi bị “đàn anh đàn chị” chạm vào xe, đụng vào tay lái mà mình vẫn phải xin lỗi trước (dù biết mình chẳng có lỗi, lỗi thuộc về người kia).

Tuần trước, hai mẹ con chở nhau trên đường. Trong những ngày thi đại học đường phố Hà Nội càng đông đúc hơn. Trong cái nắng nóng gay gắt, con trai ngồi đằng sau xe cứ líu tíu nói với người bên cạnh: “Đi từ từ thôi cô ơi”. Được một lúc thì con la lớn: “Bác ơi, sao bác đi nhanh thế?”.

Thấy một cậu cỡ tuổi gần 30 lạng lách, đánh võng trước mặt, con hồn nhiên nói vọng theo: “Chú ơi, chú không học luật ạ? Chú làm mẹ con cháu suýt ngã rồi”. Khi thấy cô gái chưa cài dây mũ bảo hiểm con cố la thật lớn: “Cô chưa cài mũ bảo hiểm ạ”. Cô gái xinh đẹp gật đầu nhoẻn ở đây miệng cười.

Lời con yếu ớt trước tiếng còi, tiếng xe nổ xình xịch nhưng đủ để tôi nghe thấy như: “Chân chống của bác kia chưa đá lên kìa mẹ ơi”, “Đèn xinhan của bác mặc áo xanh bật kìa mẹ”...

Cứ như vậy cả đoạn đường hơn chục cây số, con ngồi sau xe cứ nhắc hết người nọ đến người kia.

Tôi không biết còn phải chịu cảnh chen lấn, đông đúc thế này đến bao giờ nữa. Mở mắt ra là phải đối mặt, chiều về lại phải “chiến đấu” với tắc đường, với những nếp tham dự giao thông hấp tấp của không ít người. Thấy mệt mỏi, nặng nhọc đấy mà chẳng biết kêu ai...

Mong là khi con lớn lên, cảnh này không còn nữa để con được sống nhẹ nhàng khi ra đường.

ÁNH NGUYỆT (Hà Nội)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét